Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sally chia sẻ rằng, dù có lợi thế về giao tiếp, tiếng Nhật không hề dễ học, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu và viết văn bản. Nữ sinh khẳng định giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Nhật là thành quả xứng đáng sau quá trình nỗ lực bền bỉ.

Yamakage Sally, 16 tuổi, học sinh lớp 11D2, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Với 17.7/20 điểm, Sally là á khoa môn Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. Đây là năm đầu tiên môn Tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 1
Yamakage Sally sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng.

Trò chuyện với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Sally chia sẻ: “Khi nghe tin có kết quả thi, mình hồi hộp đến mức không dám mở bảng điểm ngay. Một lúc sau, khi nhìn thấy số báo danh và thành tích của mình trên danh sách, mình vỡ òa hạnh phúc, cảm giác mọi nỗ lực của bản thân đã được đền đáp xứng đáng”.

Sinh năm 2008, Sally có bố người Nhật Bản và mẹ người Việt Nam. Do đó, khi đi thi học sinh giỏi môn tiếng Nhật, Sally đã vô cùng lo lắng và áp lực trước những kỳ vọng mà mọi người dành cho mình.

Đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia, Sally không chỉ chứng minh được năng lực của bản thân mà còn đền đáp được tình cảm yêu thương, tin tưởng của mọi người. Thành tích này cũng là động lực để Sally nỗ lực hơn trên chặng đường phía trước và là cơ hội mở ra nhiều lựa chọn trong sự nghiệp tương lai.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 2
Sally (bìa phải) và các bạn diện áo đồng phục lớp D2, lớp chuyên tiếng Nhật và tiếng Pháp, khoá 2023 - 2026, tại sự kiện của trường.

Mỗi khi nghe giới thiệu tên Yamakage Sally, có không ít suy nghĩ cho rằng việc bạn đi thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Nhật là điều dễ dàng. Vậy nhưng theo Sally, tiếng Nhật không phải một ngôn ngữ dễ học, ngay cả với con lai như bạn.

Những ai từng tiếp xúc với tiếng Nhật đều biết ngôn ngữ này gồm ba loại bảng chữ cái là Hiragana, Katakana và Kanji tức chữ Hán. Trong đó, bảng Kanji không thể tiếp thu một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ mà cần được trau dồi qua nhiều năm, việc học và ghi nhớ chúng cũng là một thử thách lớn.

Sally cho biết, học sinh Nhật Bản khi vào lớp 1 mới bắt đầu tiếp cận Kanji và học đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này chứng tỏ ngay cả với người bản xứ, việc học chữ Kanji cũng không hề dễ dàng.

Hồi tiểu học và THCS, Sally học tiếng Anh như ngoại ngữ chính trên trường và học tiếng Nhật tại trung tâm từ năm lớp 4. Mỗi ngày bạn đều dành thời gian học chữ Kanji, từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật. Suốt thời niên thiếu, Sally gần như cùng lúc học cách sử dụng ba ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.

Mình có thể hơn các bạn khác trong việc giao tiếp tiếng Nhật, nhưng trong việc đọc hiểu hay viết văn bản, chắc chắn mình không đủ tự tin để khẳng định. Mình nghĩ rằng có nhiều bạn còn giỏi hơn mình nhiều”, Sally nói.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 3
Sally (hàng dưới, thứ 2 từ trái sang) cùng đội tuyển nhận quà động viên trước khi thi học sinh giỏi quốc gia.

Hai năm trước, để thi đỗ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Sally đã đạt điểm 8.5 Toán, 7.5 Ngữ văn, 9 Tiếng Nhật điều kiện và 10 điểm tuyệt đối Tiếng Nhật chuyên. Vào cấp ba, bạn mới có môi trường để tập trung hoàn toàn học tiếng Nhật, tuy vẫn giữ thói quen học thêm tiếng Anh tại nhà.

Tháng 8/2024, môn Tiếng Nhật chính thức được bổ sung trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Tháng 10/2024, Sally được tập trung vào đội tuyển của thành phố Đà Nẵng cùng 9 học sinh khác.

Lịch học đội tuyển vào các buổi chiều từ thứ hai đến thứ bảy, trong khi buổi sáng vẫn học chính khoá trên lớp. Sau khi học ôn trên trường, Sally dành 2-3 tiếng mỗi ngày để giải đề thi thử JLPT và J-Test. Mỗi ngày bạn chỉ giải đúng một đề để học chắc từ vựng, Kanji và ngữ pháp mới.

Trước đó, Sally đã học khá chắc từ vựng và kiến thức trình độ N1 là mức cao nhất của JLPT, nên phần lớn thời gian bạn dùng để học các kỹ năng cần thiết trong đề thi J-Test. JLPT và J-Test là hai bài thi đánh giá năng lực tiếng Nhật uy tín và phổ biến nhất đối với những ai theo đuổi ngôn ngữ này.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 4
Sally (hàng đứng, ngoài cùng bên phải) với cô giáo và bạn học cùng đội tuyển môn Tiếng Nhật.

Tháng 12 đến, khi chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Sally dồn toàn lực vào việc học và ghi nhớ cách viết chữ Kanji N1. Là trình độ cao nhất của tiếng Nhật, N1 có khoảng 2000 Kanji và 10.000 từ vựng.

Những ngày đi học trên trường, Sally dành ít nhất 3 tiếng học ở nhà và cố gắng đi ngủ trước 12 giờ đêm để đảm bảo sức khỏe. Vào ngày nghỉ, sự quyết tâm và kỷ luật của bạn còn cao hơn. Sally dành hầu hết thời gian trong ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ, chỉ để học ôn tiếng Nhật.

Đôi khi việc học bị quá tải khiến sự tập trung bị ngắt quãng. Để bớt căng thẳng, Sally thường tìm đến quyển sách tiếng Nhật yêu thích. Đọc sách vừa là cách để giải lao, vừa là cơ hội để nạp từ mới một cách nhẹ nhàng.

Đối với Sally, dù có căng thẳng và áp lực, gần 3 tháng luyện thi cùng đội tuyển đã để lại nhiều ký ức đẹp. Quá trình được học tập và giao lưu cùng các bạn chung đam mê, chung mục tiêu trong đội tuyển là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tuổi học trò.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 5
Sally (thứ 3 từ phải qua) cùng cô giáo và các bạn đội tuyển đi xem phim.

Sally cảm thấy vô cùng biết ơn các cô giáo dạy tiếng Nhật, các thầy cô trong trường vì đã tạo điều kiện để bạn được tham gia kỳ thi, cũng như những người bạn gắn bó trong đội tuyển luôn giúp đỡ. Thời gian đồng hành với nhau không dài nhưng vô cùng ý nghĩa và đáng quý.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Sally là “chill day”, ngày mà cả đội tuyển đi chơi. Đó là ngày duy nhất sau nhiều tháng ôn luyện căng thẳng, khi cả đội được thư giãn và vui vẻ bên nhau. Mọi người cùng đi xem phim, chụp ảnh, mua sắm và tâm sự như những người bạn tâm giao trong bữa ăn tối.

Ở tuổi 16, Sally thích vẽ, xem phim, đọc tiểu thuyết và tham gia CLB thiện nguyện C&S - We Care We Share tại trường. Sally tin vào câu nói của Mẹ Teresa “Bloom where God has planted you”, tạm dịch “Hãy nở ở nơi được trồng”, mang ý nghĩa dù hoàn cảnh thế nào cũng phải nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách học của nữ sinh lớp 11 Đà Nẵng là Á khoa tiếng Nhật quốc gia ảnh 6
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng, ông Mori Takero, chụp ảnh selfie cùng Sally tại Ngày hội Văn hoá dân gian - Tinh hoa đất Việt tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn hồi tháng 1/2025.

Với giải Nhất học sinh giỏi quốc gia, Sally có cơ hội xét tuyển thẳng vào nhiều trường đại học. Còn hơn một năm nữa mới tốt nghiệp, Sally vẫn chưa quyết định ngành học hay công việc muốn theo đuổi và sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong thời gian tới.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
SVVN - Trong khuôn khổ chuỗi chương trình hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQG Hà Nội phối hợp với các chuyên gia tổ chức tọa đàm ‘AI và ứng dụng thực tiễn trong học tập, cuộc sống’. Chương trình đã thu hút hàng trăm sinh viên tham dự, mang tới những góc nhìn sâu sắc và thực tế về sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi Hồng Nhung: 'Khi tình yêu Tổ quốc được kể bằng gam màu hiện đại'

Hoa khôi Hồng Nhung: 'Khi tình yêu Tổ quốc được kể bằng gam màu hiện đại'

SVVN - Hoa khôi Tài sắc Việt Nam 2023 – Ngô Hồng Nhung, cựu sinh viên ngành Biên đạo múa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài cuốn hút mà còn bởi tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Nhân dịp đại lễ 30/4 - 1/5 – thời khắc thiêng liêng gợi nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc, Hồng Nhung đã thực hiện bộ ảnh nghệ thuật mang tên “Cô họa sĩ vẽ cờ Việt Nam”, như một lời tri ân sâu sắc và tự hào gửi đến quê hương đất nước.
Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

SVVN - Với Đinh Thị Triều Tiên – Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018, được sống, học tập và cống hiến tại thành phố mang tên Bác là một niềm vinh dự lớn lao. Trong dòng chảy của ký ức và hiện tại, cô chia sẻ những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ đầy trách nhiệm về vai trò của người trẻ trong hành trình dựng xây tương lai đất nước.
Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

SVVN - Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) năm 2024, cũng như nhiều người bạn cùng lớp, Nhâm Nguyễn Nhật Minh đang phấn đấu, dần khẳng định bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Hiện, cậu bạn đang đảm nhiệm vị trí kỹ sư kiểm thử tại Hyundai Kefico, công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các thiết bị phụ trợ cho ô tô của Việt Nam và khu vực.
Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

SVVN - Tối 22/4, bầu trời Thủ đô bừng sáng với màn pháo hoa tầm cao tráng lệ, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngắm những loạt pháo hoa rực rỡ sắc màu, phía chân trời là dáng vẻ hiện đại của những tòa cao ốc, và ngay dưới ánh pháo hoa, người dân hạnh phúc, sum vầy bên người thân, tạo nên một khung cảnh khiến nhiều bạn trẻ cảm nhận sâu sắc: "Đây chính là vẻ đẹp của hòa bình."