Chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS

SVVN - Hệ thống quan trắc chất lượng không khí bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), do nhóm 5 sinh viên (khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM) thực hiện, đã giành Huy chương Đồng, Giải thưởng “Thiết kế, chế tạo, ứng dụng” tại Liên hoan Tuổi trẻ Sáng tạo TP. HCM, năm 2024.

Nỗi sợ về không khí bị ô nhiễm

Nhóm 5 viên gồm: Dương Trọng Nghĩa, Lê Tiến Phát, Trần Vũ Khánh Hưng, Võ Hoài Bảo, Nguyễn Huỳnh Thảo My. Theo nhóm trưởng Dương Trọng Nghĩa, ban đầu, việc chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS là đề tài nghiên cứu mà TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) hướng dẫn cho Trọng Nghĩa và Tiến Phát trong thời gian hai bạn tham gia tại Phòng thí nghiệm AIoT Lab Việt Nam. “Lý do nhóm chọn đề tài này xuất phát từ nỗi lo sợ ra đường hít phải không khí ô nhiễm khi chứng kiến cảnh trời Hà Nội xám xịt khói bụi trong vài năm gần đây”, Trọng Nghĩa nói.

Nhóm nghiên cứu muốn góp sức cho việc bảo vệ môi trường cũng như tạo ra một cộng đồng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người một cách tốt hơn: Ứng dụng IoT và AI để tạo nên một hệ thống giám sát, dự báo chất lượng không khí hiệu quả, giá rẻ, mà mọi người đều có thể sử dụng.

Bắt đầu nghiên cứu hệ thống này vào tháng 3/2024 và gặp khá nhiều khó khăn vì thiếu nhân sự, nhóm quyết định đưa dự án đến tranh giải “Thiết kế, chế tạo, ứng dụng” tại Liên hoan Tuổi trẻ Sáng tạo TP. HCM năm 2024. Nhóm kết nạp thêm 3 thành viên là Khánh Hưng, Thảo My và Hoài Bảo.

Mỗi thành viên trong nhóm đảm nhận một vai trò riêng. Trong đó, Trọng Nghĩa phụ trách về phần cứng và phát triển IoT; Khánh Hưng lo về phần ứng dụng AI và học máy; Tiến Phát, Hoài Bảo có nhiệm vụ vận hành hệ thống, ứng dụng và website; Thảo My đảm nhiệm việc quảng bá sản phẩm.

Chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS ảnh 1

Các thành viên nhóm nghiên cứu.

Sau giai đoạn nghiên cứu, chế tạo đầu tiên, hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS đã thành hình với cấu tạo gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng là thiết bị ứng dụng IoT, công nghệ điện toán sương mù cùng các cảm biến chi phí thấp để quan trắc chất lượng không khí và nhiều yếu tố khác của môi trường (các chất ô nhiễm như PM2.5, CO2, CO; chỉ số UV; nhiệt độ và độ ẩm). Nhờ sự nhỏ gọn, thiết bị quan trắc chất lượng không khí của nhóm có thể xách tay và mang đi sử dụng ở mọi nơi như nhà ở, công ty, trường học…

Chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS ảnh 2

Hệ thống quan trắc chất lượng không khí bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).

Chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS ảnh 3

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm thiết bị trên địa bàn TP. Thủ Đức, TP. HCM.

“Ngoài giá thành rẻ và đưa ra những dự báo cho cộng đồng thì hệ thống của tụi mình có thể phục vụ cho việc giảng dạy, chẳng hạn như dùng dữ liệu trên website để phân tích và nghiên cứu chuyên sâu hơn về môi trường”, Nghĩa cho biết thêm.

Thương mại hóa sản phẩm

Hiện tại, nhóm đã cải tiến hệ thống ATMOS ở giai đoạn 2. Cụ thể, thời lượng sử dụng thiết bị quan trắc không khí đã được tăng từ 4 tiếng lên 48 tiếng. Nhóm cũng thay đổi vi điều khiển STM32 có tích hợp wifi thay cho vi điều khiển Arduino để thiết bị hoạt động hiệu quả và dễ sử dụng hơn.

Trước mắt, các thành viên sẽ tiếp tục nâng cấp bộ phận cảm biến cùng dung lượng pin của thiết bị quan trắc để có thể dùng được trong vài tháng hoặc thay thế bằng pin năng lượng Mặt trời. Nhóm cũng muốn sử dụng thêm mạng mô hình nơ-ron nhân tạo để làm tăng hiệu suất dự báo của hệ thống.

Nghĩa cho biết thêm, thiết bị của nhóm vẫn đang được lắp ráp từ những thiết bị nhỏ. Nhóm rất mong trong tương lai có thể tự chế tạo hoàn toàn để tăng hiệu quả quan trắc, tối ưu chi phí. “Ngoài ra, tụi mình muốn đo thêm một số chỉ số khác trong không khí và tích hợp thêm chức năng cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí vượt ngưỡng vào ứng dụng ATMOS trên điện thoại”, Trọng Nghĩa nói.

Chế tạo hệ thống quan trắc chất lượng không khí ATMOS ảnh 4

Dự án giành Huy chương Đồng, Giải thưởng “Thiết kế, chế tạo, ứng dụng” tại Liên hoan Tuổi trẻ Sáng tạo TP. HCM, năm 2024.

Sắp tới, nhóm sẽ tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, nhóm còn hướng tới việc xây dựng một nền tảng để người dùng chia sẻ dữ liệu, thảo luận về các vấn đề liên quan đến chất lượng không khí và cùng nhau tìm giải pháp. Đồng thời, nhóm sẽ tăng số lượng thiết bị quan trắc để phủ sóng rộng và cung cấp dữ liệu chính xác hơn về chất lượng không khí ở nhiều khu vực khác nhau.

Theo TS Lê Duy Tân, hệ thống ATMOS được thiết kế nhỏ gọn, có thể xách tay, và các thiết bị đơn lẻ trong hệ thống có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới quan trắc chất lượng không khí. Hơn nữa, ATMOS áp dụng những công nghệ AI tiên tiến nhất để dự báo chất lượng không khí với độ chính xác cao. TS Tân cũng hy vọng nhóm ATMOS sẽ tiếp tục cải tiến phần cứng, phần mềm và đặc biệt là công nghệ AI để tạo ra sản phẩm tốt hơn, phục vụ sức khỏe cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
SVVN - Trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, Thủ đô Hà Nội những ngày này trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khu vực Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn trẻ nô nức diện lên mình những tà áo dài duyên dáng, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, thể hiện lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
Tại Ký túc xá Ngoại ngữ, đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và khách mời, đồng thời đánh dấu sự ra mắt của CLB Âm nhạc K’NN. Sự kiện không chỉ là một buổi biểu diễn âm nhạc, mà còn là cơ hội để sinh viên nội trú thể hiện đam mê và kết nối với nhau qua âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo – hệ sinh thái tiên phong cho những nghiên cứu đột phá

Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo – hệ sinh thái tiên phong cho những nghiên cứu đột phá

SVVN - Với mô hình tổ chức chưa từng có tiền lệ trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo (ĐHQG Hà Nội), là bước đi chiến lược trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là nơi khơi nguồn cho những ý tưởng khoa học có khả năng tạo ra đột phá, thương mại hóa sản phẩm công nghệ Việt và đưa tri thức hàn lâm đến gần hơn với đời sống xã hội.
Thí sinh bắt đầu tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 15/4

Thí sinh bắt đầu tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 15/4

SVVN - Từ ngày 15 - 18/4, hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào giai đoạn tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD - ĐT. Đây là bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm giúp các em làm quen với quy trình đăng ký trực tuyến trước khi bước vào đợt đăng ký chính thức diễn ra, từ ngày 21 - 28/4.