Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đỗ Thị Hồng Phương là sinh viên năm ba Khoa Quốc tế học, trường Đại học Hà Nội. Cô nàng đã cùng bạn bè thành lập dự án cộng đồng 4FLAMES nhằm giảm thiểu định kiến giới trong gia đình Việt Nam.

Từ lâu, Phương đã nung nấu ý chí tham gia vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Mang trong mình niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của những hành động nhỏ, Phương lấy cảm hứng từ "hiệu ứng cánh bướm" để khơi dậy khát vọng tạo nên sự thay đổi: “Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một cái đập cánh của con bướm ở Brazil cũng có thể dẫn đến cơn lốc ở Texas. Hiệu ứng cánh bướm cho mình biết rằng những sự kiện mặc dù nhỏ, dường như có vẻ tầm thường, nhưng cuối cùng nó cũng có thể dẫn đến một hiệu ứng vô cùng lớn”.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 1
Đỗ Thị Hồng Phương là sinh viên năm ba Khoa Quốc tế học, trường Đại học Hà Nội.

Cơ hội đến với Phương khi cô nàng tham gia môn học Giới và Phát triển và được biết về Cuộc thi Sáng kiến thanh niên tham gia xóa bỏ định kiến giới. Nắm bắt cơ hội này, Phương cùng 3 người bạn thân thành lập dự án 4FLAMES với mong muốn lan tỏa kiến thức về bình đẳng giới trong gia đình. Cái tên 4FLAMES ra đời như một cách chơi chữ, tượng trưng cho 4 (four) ngọn lửa nhiệt huyết của 4 nữ sinh đầy hoài bão. 4FLAMES cũng mang ý nghĩa "vì" (for) chính nghĩa - bình đẳng xã hội, thể hiện mục tiêu và sứ mệnh của dự án.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 2
Đỗ Phương (thứ 2 từ phải qua) cùng đồng đội trong dự án 4FLAMES.

Khi quyết định tham gia dự thi, Phương cùng 3 người bạn đều mang trong mình khát vọng cháy bỏng và mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của cộng đồng. Bắt đầu từ bản kế hoạch thô sơ, 4 cô gái trẻ đã dành nhiều thời gian thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng các khía cạnh như tính phù hợp, tính khả thi và tính dễ tiếp cận. Sau cùng, họ quyết định lựa chọn chủ đề "Bất bình đẳng giới trong gia đình" cho dự án của mình.

Là người lớn lên trong môi trường có sự thiếu bình đẳng giới, Phương thấu hiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra cho hành trình trưởng thành của trẻ em. Chính vì vậy, cô mong muốn dự án 4FLAMES sẽ cung cấp kiến thức về giới trong gia đình, giúp mọi người nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề bất bình đẳng giới đang âm ỉ tồn tại. Đồng thời, dự án cũng là tiếng nói của những người trẻ, thể hiện quyết tâm xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vai trò của mỗi giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.

“Mình mong muốn dự án có thể cung cấp những kiến thức liên quan về giới trong gia đình để mọi người có thể hiểu rằng bất bình đẳng giới đâu đó vẫn còn tồn tại ở dạng này hay dạng khác, đồng thời có thể đưa tiếng nói của chính những người trẻ được cất lên như lời tuyên bố về việc quyết tâm giảm thiểu các định kiến giới, nâng cao vai trò của mỗi giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình nói riêng, trong xã hội nói chung”, Phương chia sẻ.

Dự án 4FLAMES đã triển khai hai hoạt động chính dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của đội ngũ. Hoạt động đầu tiên là tọa đàm "Người trẻ làm gì để chạm tới bình đẳng giới trong gia đình?". Tọa đàm quy tụ hai diễn giả uy tín: Tiến sĩ Xã hội học Trương Thúy Hằng - Giảng viên Khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam và chị Phúc Lộc - "Siêu Quán Quân" các cuộc thi Hùng biện - Thuyết trình, Tarot reader được giới trẻ yêu thích. Tại đây, các bạn trẻ được cung cấp kiến thức về giới, định kiến giới trong gia đình, cùng thảo luận về vai trò của người trẻ trong việc giải quyết các vấn đề về định kiến giới và giảm thiểu những định kiến này trong gia đình.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 3
Đỗ Phương cùng 2 diễn giả trong tọa đàm "Người trẻ làm gì để chạm tới bình đẳng giới trong gia đình?"

Hoạt động thứ hai là cuộc thi Người trẻ phá bỏ định kiến giới trong gia đình. Cuộc thi tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh, sinh viên chia sẻ những câu chuyện, quan điểm về vấn đề định kiến giới, lan tỏa thông điệp, kêu gọi hành động và đề xuất giải pháp góp phần xóa bỏ định kiến giới trong gia đình Việt Nam, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội.

Phương chia sẻ: "Đối tượng chính mà dự án 4FLAMES hướng đến là các bạn học sinh, sinh viên tại các trường THPT và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Lý do cho việc lựa chọn này xuất phát từ mục tiêu ban đầu của Dự án tổng (Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới) - khuyến khích sự tham gia của chính những người trẻ vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới."

Với tỷ lệ đông đảo trong cộng đồng, giới trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thay đổi xã hội. Đặc biệt, giai đoạn thanh thiếu niên là thời điểm tư duy và nhận thức của các bạn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Do đó, 4FLAMES mong muốn mang đến cho học sinh, sinh viên những góc nhìn đúng đắn về vấn đề "bất bình đẳng giới trong gia đình" - một vấn đề tưởng chừng như đã cũ nhưng vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 4
Đỗ Phương tại vòng Bán kết cuộc thi “Người trẻ phá bỏ định kiến giới trong gia đình”.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, Phương và các thành viên 4FLAMES không khỏi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm "dở khóc dở cười". Khó khăn lớn nhất mà cô nàng cùng đồng đội gặp phải chính là sự thiếu hụt nguồn lực và kinh nghiệm.

Với chỉ 11 thành viên đảm nhiệm toàn bộ dự án với hai hoạt động xuyên suốt từ tháng 11/2023 đến hết tháng 01/2024, áp lực đè nặng lên vai mỗi thành viên trong dự án là vô cùng lớn. Bản thân Phương đồng thời phải gánh vác ba trọng trách: Trưởng Ban tổ chức, Trưởng Ban Nội dung và Trưởng Ban Đối ngoại. Hơn nữa, thời gian thực hiện dự án trùng khớp với giai đoạn thi kết thúc các học phần, khiến nhóm phải đối mặt với bài toán cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoại khóa.

“Khó khăn nhất chính là về việc báo cáo tài chính, vì đây là lần đầu tiên chúng mình được tiếp xúc với vấn đề giải trình những chứng từ liên quan đến việc giải ngân. Mình còn nhớ có những lần do còn chưa nắm rõ nên chúng mình không thu thập đủ lại những giấy tờ chứng từ liên quan, chúng mình phải trực tiếp liên hệ lại với các Giám khảo cuộc thi để xin lại Phiếu chấm thi. Thỉnh thoảng, chúng mình nghĩ lại vẫn cười trừ với nhau”, Phương hóm hỉnh kể lại.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 5
Đỗ Phương cùng hội đồng BGK tại Chung kết cuộc thi “Người trẻ phá bỏ định kiến giới trong gia đình”.

Bất chấp những khó khăn, 4FLAMES đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận được những lời khen ngợi từ chị Nguyễn Thị Mai Anh - Quản lý Chương trình bình đẳng giới tại Ofxam và Nhà báo Ngô Bá Lục - Giám khảo dự án.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 6
Chung kết cuộc thi “Người trẻ phá bỏ định kiến giới trong gia đình”.

Hành trình 4 năm đầy cảm xúc của Dự án 4FLAMES đã chính thức khép lại vào cuối tháng 3 vừa qua. Dù dự án đã kết thúc, nhưng tinh thần và những giá trị tốt đẹp mà dự án mang lại vẫn sẽ tiếp tục lan tỏa trong cộng đồng. “Mình hy vọng rằng, vấn đề bình đẳng giới không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người, tất cả chúng ta sẽ chung tay vì một xã hội công bằng, văn minh và đáng yêu hơn”, cô nàng genZ trải lòng.

Hành trình khơi dậy 'hiệu ứng cánh bướm' bình đẳng giới của nữ sinh Đại học Hà Nội ảnh 7
Phương nhắn gửi thông điệp tới các bạn trẻ: “Live as if you were to die tomorrow; learn as if you were to live forever”.

Gửi thông điệp đến với các bạn trẻ, Phương khơi gợi niềm cảm hứng qua câu danh ngôn của Mahatma Gandhi: " ‘Live as if you were to die tomorrow; learn as if you were to live forever’ (tạm dịch: Hãy sống như thể ngày mai là ngày tận cùng, học hỏi như thể bạn sẽ sống mãi mãi). Mong rằng những người trẻ tuổi như chúng ta sẽ luôn nỗ lực hết mình, cống hiến nhiệt huyết tuổi trẻ cho cuộc sống”.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS trong mùa tuyển sinh 2025
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS trong mùa tuyển sinh 2025
SVVN - Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học trên cả nước tiếp tục mở rộng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, trong đó phổ biến nhất là IELTS. Điều này cho thấy xu hướng tăng cường sử dụng năng lực ngoại ngữ như một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đầu vào của sinh viên.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ giấc mơ sân cỏ đến ánh đèn sân khấu của nam sinh Quảng Bình

Hành trình từ giấc mơ sân cỏ đến ánh đèn sân khấu của nam sinh Quảng Bình

SVVN - Suốt 7 năm, Đức Mạnh theo đuổi giấc mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và giành nhiều giải thưởng ấn tượng. Tuy nhiên, sau nhiều lần chấn thương, sự nghiệp bóng đá của anh đã phải khép lại. Khi tưởng chừng như mọi thứ sụp đổ trước mắt, thì một cánh cửa mới đã mở ra trước Đức Mạnh, mang đến cho anh một nghệ danh N.D.Kallmin như hiện tại.
Nữ sinh Học viện Ngoại giao ‘chinh chiến’ khắp các cuộc thi Luật trong và ngoài nước

Nữ sinh Học viện Ngoại giao ‘chinh chiến’ khắp các cuộc thi Luật trong và ngoài nước

SVVN - Lê Châu Anh (sinh năm 2003) là sinh viên ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao. Với những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong quá trình học tập cùng những kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại các đơn vị, nữ sinh không ngại thử thách bản thân ở các cuộc thi về Luật ở trong nước và quốc tế, từ đó gặt hái được những thành quả đáng ngưỡng mộ.
Trần Hà Trang – Nữ sinh năm cuối NEU trúng tuyển thạc sĩ tại Đại học Lund, Thụy Điển

Trần Hà Trang – Nữ sinh năm cuối NEU trúng tuyển thạc sĩ tại Đại học Lund, Thụy Điển

SVVN - Là sinh viên năm cuối ngành Quản trị Nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Trần Hà Trang (sinh năm 2003) không chỉ đạt GPA ấn tượng 3.61/4.0 mà còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Mới đây, cô chính thức trúng tuyển chương trình thạc sĩ Managing People, Knowledge and Change tại Đại học Lund, Thụy Điển – ngôi trường danh giá thuộc top 100 thế giới.
Hoa khôi 10X gây chú ý với năng khiếu nghệ thuật

Hoa khôi 10X gây chú ý với năng khiếu nghệ thuật

SVVN - Dương Ngọc Ánh, sinh viên năm 4 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào mà còn gây ấn tượng với tài năng ca hát nổi bật. Mới đây nhất, cô nàng đã xuất sắc ghi danh ngôi vị Hoa khôi tại cuộc thi “Tài sắc Sinh viên Văn hóa Nghệ thuật”.
Nữ sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất sắc giành giải Á khôi cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025

Nữ sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất sắc giành giải Á khôi cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025

SVVN - Trần Thu An - cô gái đến từ mảnh đất Hà Nam, hiện đang là sinh viên của Khoa Thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bằng sự khéo léo, duyên dáng và thông minh của mình, Thu An đã chinh phục trái tim ban giám khảo và đăng quang ngôi vị Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025.
Hành trình chinh phục tri thức và cống hiến cho cộng đồng của nam sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

Hành trình chinh phục tri thức và cống hiến cho cộng đồng của nam sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

SVVN - Nguyễn Đức Nhật Anh, sinh năm 2004, hiện là sinh viên năm 3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân, theo học đồng thời hai văn bằng là Quản trị Kinh doanh Quốc tế Tiên tiến và Luật Kinh tế. Với niềm đam mê nghiên cứu và khát khao mở rộng kiến thức, cậu đã đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp đại học và gặt hái nhiều thành tích học tập ấn tượng.
Nữ sinh Học viện Ngân hàng tài năng với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ

Nữ sinh Học viện Ngân hàng tài năng với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ

SVVN - Không chỉ giữ thành tích học tập loại giỏi, Lê Tâm Đan (sinh năm 2004) sinh viên lớp K25KTDTA, chuyên ngành Kinh tế Đầu tư, Học viện Ngân hàng – còn ghi dấu ấn trong các hoạt động Đoàn - Hội với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ YEC và Cụm trưởng cụm Học thuật Hội Sinh viên Học viện. Năng nổ, sáng tạo và trách nhiệm, Tâm Đan còn từng bước khẳng định mình qua nhiều sân chơi lớn nhỏ, từ học thuật đến nghệ thuật, trong và ngoài nhà trường.
Meemee Thongvilayvan: Cô gái Lào thắp lửa tri thức và tình hữu nghị Việt – Lào từ Trường Đại học Thủy lợi

Meemee Thongvilayvan: Cô gái Lào thắp lửa tri thức và tình hữu nghị Việt – Lào từ Trường Đại học Thủy lợi

SVVN - Giữa những gương mặt rạng ngời trong Lễ tốt nghiệp tháng 4 tại Trường Đại học Thủy lợi, Meemee Thongvilayvan – nữ lưu học sinh Lào ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, nổi bật với nụ cười ấm áp và ánh mắt tự tin. Hành trình 4,5 năm chinh phục tri thức trên đất Việt Nam không chỉ mang về tấm bằng tốt nghiệp xứng đáng, mà còn khắc ghi một câu chuyện đẹp về ý chí vươn lên và tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc Việt – Lào.