Khối trưởng Ngoại thương mắc dị tật bẩm sinh: Hãy cứ tiến lên phía trước, dám khác biệt để dẫn đầu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn An Huy, sinh viên lớp Anh 01 - Luật TMQT - Khóa 58, Trường Đại học Ngoại thương. Huy không may mắc phải dị tật bẩm sinh ở tai, bằng nghị lực vượt qua nỗi ám ảnh của mình, Huy đã đạt được nhiều thành tích đáng nể: Top 16 Cuộc thi Vietnam CISG Pre-Moot 2021, các giải thưởng nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng tải trên tạp chí FTU Working Paper Series. Huy cũng được các thầy cô tin tưởng giao cho các chức vụ như: Khối trưởng, lớp trưởng lớp hành chính, Phó Chủ tịch CLB Nhà tư vấn Luật.

Vượt qua định kiến về bản thân

Không may mắn như các bạn đồng trang lứa, mình mắc dị tật bẩm sinh ở tai từ nhỏ cấp độ 3 và tai phải bị biến dạng cuộn vào thành một khối nhất định và gần như không nghe được bên đó. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại Việt Nam là 3% và bằng nhiều lý do, mình lại là đứa trẻ trong số 3% đó từ khi mới lọt lòng.

Từ bé, mình thường không cảm thấy thoải mái khi có ai đó hỏi: “Tai cậu làm sao thế?” hay ”Tai em nhìn lạ nhỉ?”... hay hỏi những câu nghi vấn về giới tính mái tóc của mình hơi dài ngang vai để che bớt đi khiếm khuyết của bản thân. Thực ra, mình biết mọi người hỏi vì tò mò hoặc có thể vì quan tâm nhưng mình thường lảng tránh và không mấy thoải mái khi nhận câu hỏi. Bởi thường mỗi khi trả lời xong, họ sẽ nhìn mình bằng ánh mắt đầy thương cảm và cuộc trò chuyện lập tức rơi vào một khoảng lặng, phải mất một lúc lâu để có thể trở lại bình thường… nên mình luôn cảm thấy bối rối và không biết nên trả lời như nào khi được yêu cầu giải thích.

Khối trưởng Ngoại thương mắc dị tật bẩm sinh: Hãy cứ tiến lên phía trước, dám khác biệt để dẫn đầu ảnh 1

Nguyễn An Huy, sinh viên lớp Anh 01 - Luật TMQT - Khóa 58, Trường Đại học Ngoại thương.

Lớn lên thêm chút nữa, mình không hay được hỏi nữa nhưng nếu mọi người bỗng nhiên để ý thấy được, họ cũng sẽ nhìn chằm chằm khá lâu hoặc bối rối đảo chủ đề nói chuyện khác. Với một người nhạy cảm như mình, thật không khó để nhận ra sự khác biệt đó. Nhưng một điều may mắn mà mình có được đó là từ bé đến giờ, mình chưa phải nhận sự kì thị hay tẩy chay từ bạn bè, những người xung quanh.

Trước khi vào trường Ngoại thương mình từng rất lo sợ, bởi vì môi trường đại học nói chung có rất nhiều người từ bốn phương và thật khó để tưởng tượng họ sẽ phản ứng thế nào với mình, hay nói cách khác là mình vẫn sợ những phán xét hay phản ứng làm mình trở nên tiêu cực vì tự ti. Nhưng thật may trong 4 năm ở Ngoại thương, chưa từng ai hỏi hay tò mò về điều này. Tất cả đã tạo cho mình sự tự tin để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Đại học cùng những khoảng thời gian học tập thú vị

Điều mình cảm thấy đáng nhớ nhất trong cuộc đời sinh viên tại Đại học Ngoại thương có lẽ là khoảng thời gian học tập trực tuyến do ảnh hưởng của COVID-19. Đây vừa là một tiếc nuối, vừa là một cơ hội vô cùng mới mẻ mà mình khó trải qua lần thứ 2. Tiếc nuối bởi nếu như chúng mình có thể học tập trên trường, được tương tác và lắng nghe bài giảng trực tiếp từ thầy cô, được học các môn thực hành và tham gia các hoạt động, sự kiện ngoại khóa một cách đúng nghĩa,… thì 4 năm của mình và các bạn K58 có lẽ sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều.

Nhưng đây cũng là một cơ hội, trải nghiệm vô cùng mới mẻ mà các bạn sinh viên được trải qua. Chúng mình học cách thích nghi nhanh nhạy khi môi trường thay đổi. Mình còn nhớ thời điểm đó, tất cả chúng mình đều bối rối với tài khoản Teams, với cách thi, coi thi online, với việc ôn luyện, học tập một cách chủ động mà không có giảng viên theo dõi, sát sao. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ những quy định rõ ràng từ nhà trường, những hướng dẫn sát sao từ thầy cô đã giúp sinh viên có thể bắt nhịp và đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất. Các thầy cô FTU còn rất “chăm” áp dụng những ứng dụng khác nhau vào quá trình giảng dạy, như kiểm tra miệng bằng Padlet, trả lời nhanh trên Quizizz hay Kahoot… giúp việc học trở nên thú vị hơn rất nhiều. Đó còn là cơ hội để sinh viên nhận được sự quan tâm của thầy cô và nhà trường.

Khối trưởng Ngoại thương mắc dị tật bẩm sinh: Hãy cứ tiến lên phía trước, dám khác biệt để dẫn đầu ảnh 2
Huy trưởng thành trong môi trường Đoàn – Hội – CLB tại trường.

Trước khi vào trường, mình đã có một khoảng thời gian tìm hiểu và khá lo lắng vì anh chị Ngoại thương là những người vô cùng giỏi, năng động và đầy tự tin. Mình đã từng gặp rất nhiều anh chị trong CLB mà mình tham gia có chuyên môn rất tốt và tầm hiểu biết rộng, tưởng chừng như hỏi bất cứ điều gì về đời sống hay sự nghiệp anh chị cũng có thể đưa cho mình những giải đáp rất chi tiết. Mình cũng có những người bạn cùng khóa vô cùng “chiến”, họ luôn nỗ lực và cố gắng trong từng môn học. Vì học Luật là một ngành khá đặc thù không chỉ cần tư duy tốt mà còn cần một sự chăm chỉ rèn luyện và nỗ lực ghi nhớ thực sự để có thể đạt được điểm số cao. Vì thế, mình không khó để có thể bắt gặp một người bạn mình ngồi trong thư viện cả buổi với một tập tài liệu, hay những tin nhắn hỏi bài nhau lúc 2 giờ sáng.

Trưởng thành trong môi trường Đoàn – Hội – CLB tại trường

Điều quan trọng nhất mà bản thân lại được trong suốt thời gian tham gia 2 CLB khác nhau ở Ngoại thương là việc mình được thử những thứ mình muốn, làm những điều mình thích mà không sợ sẽ mắc sai lầm. Làm nhiều, thử nhiều, sai nhiều để trưởng thành - đây như một “đặc quyền” dành riêng cho sinh viên, không giống như khi ra trường, mọi sai lầm đều phải trả bằng những cái giá khác nhau. Đây cũng là một hành trang hữu ích để mình cũng như các bạn sinh viên khác có thể sẵn sàng bước vào thị trường lao động với một góc nhìn thực tế nhất.

Mình luôn phấn đấu phải học thật tốt để có một tấm bằng với GPA ổn bởi cho dù mình có làm trái ngành đi chăng nữa, kiến thức đại học vẫn là nền tảng để có thể phát triển. Đặc biệt khi Luật là một ngành khá đặc thù bao trùm tất cả mọi quan hệ của đời sống.

Hoạt động CLB và cuộc thi sẽ được ưu tiên sau vì mục đích khi tham gia là tích lũy những trải nghiệm thực tế để bản thân không bị mơ hồ và cũng là cách để mình có thể gặp gỡ, trao đổi với nhiều người, từ đó định vị được bản thân đang ở đâu giữa dòng người vô cùng tài giỏi ngoài kia. Vì thế, "Hãy xác định rõ trước mục tiêu của mình để phân cấp sự ưu tiên cho từng công việc" chính là lời khuyên hữu ích nhất. Có một câu quote mà mình luôn yêu thích và hướng tới hoàn thành được đó là: “Do what you love and love what you do.”

Khối trưởng Ngoại thương mắc dị tật bẩm sinh: Hãy cứ tiến lên phía trước, dám khác biệt để dẫn đầu ảnh 3

Có một câu quote mà Huy luôn yêu thích và hướng tới hoàn thành được đó là: “Do what you love and love what you do.”

Mình luôn mong muốn được đứng trước công chúng để thể hiện bản thân, truyền đi những thông điệp tích cực giúp đỡ mọi người xung quanh. Khiếm khuyết của bản thân đã cản trở khá nhiều trên con đường mình hiện thực hóa ước mơ ấy (và đó cũng là lí do mình có nhiều hơn một ước mơ trong suốt hành trình của mình để có thể cân bằng giữa sự “mộng mơ” và “thực tế” nhất). Nhưng mình tin rằng, bằng cách này hay cách khác, chỉ cần mình còn dám ước mơ về nó để “gửi thông điệp đến vũ trụ” và kiên trì để theo đuổi nó từng bước một, mình tin rằng vũ trụ rồi sẽ lắng nghe. Học cách chấp nhận, tận hưởng trọn vẹn mọi điều mình đang có và tin tưởng rằng những thứ mình đang làm có kết quả tốt.

Hiện tại, mình muốn tập trung phát triển sự nghiệp nhiều hơn. Sau 4 năm ở Ngoại thương, mình nhận ra bản thân có khả năng phát triển ở một số mảng khác nhau liên quan đến nhân sự hay truyền thông. Bởi vậy, mình muốn trải nghiệm các công việc liên quan trước khi tìm ra một công việc lí tưởng nhất để theo du học cao học chuyên sâu trong khoảng 1 đến 2 năm tới. Một điều tuyệt vời mà trường Ngoại thương đã cho tất cả chúng mình ngoài chuyên môn nghề nghiệp đó là kỹ năng mềm cùng sự tự tin dám thử, dám thất bại. Từ đó, sinh viên Ngoại thương có thể làm bất kì công việc, ngành nghề nào mong muốn mà không chút ngần ngại và rồi chắc chắn đạt được những mục tiêu đề ra trong tương lai.

Mình đang để ngỏ một khả năng có thể tiết kiệm đủ tiền và có điều kiện về thời gian, cơ hội… để phẫu thuật tạo hình lại vành tai này. Dù mình biết, khả năng phẫu thuật khi tuổi càng lớn sẽ càng khó vì khả năng hồi phục giảm đi. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn đang ổn nhưng nếu có thể mình vẫn muốn thực sự rũ bỏ được tất cả tự ti, mặc cảm đang còn trong lòng.

Hãy đẩy lùi khó khăn thử thách bằng nghị lực phi thường

Chẳng biết con đường phía trước tiếp theo như thế nào, khó khăn ra sao, nhưng hãy cứ bắt đầu đi đã. Ở FTU mình được gặp những người bạn đã xuất phát trước mình cả ngàn dặm, những người bạn có tư duy vốn có đã rất tốt, cả những người bạn vô cùng can đảm dám làm dám thử đủ mọi nghề... Điều này luôn làm mình luôn tự hỏi bao giờ mới nên bắt đầu, bắt đầu như này liệu có ổn và liệu mình có gặp gì bất trắc cuối hành trình... Nhưng mọi thứ chỉ có thể xảy ra khi mình thực sự bắt đầu, thực sự cố gắng và nỗ lực vì nó. Rủi ro, bất công, thất bại là có thể xảy ra hoặc không, nhưng những bài học và trải nghiệm quý giá thì chắc chắn sẽ nhận được. Chúng mình còn trẻ, hãy tận hưởng cuộc sống "đầy thử thách" này một cách thú vị nhất rằng khi biết mình đang ở vực sâu thì cách duy nhất là tìm đường leo lên và sẵn sàng dùng ý chí nghị lực sống đẩy lùi đi những gì ngăn trở để ta có thể bay vút lên bầu trời của thành công và hạnh phúc.

Khối trưởng Ngoại thương mắc dị tật bẩm sinh: Hãy cứ tiến lên phía trước, dám khác biệt để dẫn đầu ảnh 4

Gửi đến các người em FTU-wannabe: Chào mừng các em tân sinh viên đến với 91 Chùa Láng, mảnh đất dù có nhỏ nhưng tình người nơi đây thì vô cùng rộng lớn. Rồi các em chắc chắn sẽ gặp được một người bạn dám kéo mình cùng tiến lên phía trước, một người anh chị sẵn sàng chia sẻ cho các em đủ mọi bí kíp "sinh tồn" và cả một người thầy cô tận tâm khiến các em hạnh phúc cả một ngày hôm ấy. Và trên hết là một sinh viên Ngoại thương đa dạng sắc màu hãy luôn tôn trọng sự rực rỡ ấy. Một cậu bé khiếm khuyết như anh đã có 4 năm trọn vẹn và hạnh phúc ở nơi này, anh tin rồi các em cũng sẽ vậy. Hãy cứ tiến lên phía trước, dám "Khác biệt để dẫn đầu", các em tân sinh viên nhé!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

SVVN - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

SVVN - Nguyễn Lê Nam Phương (quê Thanh Chương, Nghệ An) đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao. Nữ sinh đang sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ khi vừa là Gương mặt sinh viên của trường vừa là Đại sứ truyền thông của hoàng loạt tổ chức lớn, và còn là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Nữ sinh cho biết có được thành quả trên là nhờ vào lối sống kỷ luật với bản thân và cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ những năm trung học.
Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

SVVN - Vũ Thị Phương Anh, một đóa hoa nở muộn nhưng rực rỡ, là minh chứng cho nghị lực phi thường và đam mê mãnh liệt. Bước vào giảng đường muộn hơn hai năm so với bạn bè do đi du học và đối mặt với biến cố gia đình khi mẹ lâm bệnh, Phương Anh không hề gục ngã trước khó khăn. Thay vào đó, cô đã biến những thử thách thành động lực để bứt phá, đạt được thành công vang dội.
Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

SVVN - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

SVVN - Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, Nguyễn Lan Anh - sinh viên năm hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - cho rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người để đón nhận những cơ hội đến với bản thân và đem lại thật nhiều thành tựu tích cực cho xã hội.
Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

SVVN - Minh Anh - một cô gái cá tính, tài năng và vô cùng “đa nhiệm”. Tuy chỉ mới 22 tuổi nhưng Minh Anh đã khiến cho nhiều người cảm thấy nể phục bởi sự nhanh nhạy và không ngại khám phá để đem đến những cú đột phá của bản thân. Cùng lắng nghe câu chuyện đầy thú vị của một cô nàng tuổi đôi mươi nhưng dám làm, dám nghĩ để thực hiện đam mê của mình nhé.