Những vấn đề tình yêu nào hay được sinh viên hỏi?

0:00 / 0:00
0:00
TS. Đào Thị Thu Trang và sinh viên.
TS. Đào Thị Thu Trang và sinh viên.
SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin giới thiệu chuỗi bài viết về tình yêu sinh viên giữa thời COVID-19 của TS Đào Thị Thu Trang – Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. TS Đào Thị Thu Trang có nhiều thời gian làm việc với sinh viên và đã tham gia một số chương trình tư vấn tâm lý, tình bạn, tình yêu, tình dục cho sinh viên.

Trong suốt 14 năm là giảng viên, tôi có may mắn thường xuyên được nói chuyện, tâm sự với các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ. Ngoài những bài giảng về kiến thức chuyên môn, tôi cũng hay chia sẻ với các em về cuộc sống, các quan điểm để vượt qua khó khăn… với tư cách là người đi trước. Có lẽ vì thế, các em thấy được sự quan tâm, gần gũi và cũng mở lòng hơn dù rất nhiều bạn sinh viên còn e ngại, cho rằng giảng viên chỉ đơn thuần là “người làm nghề đi giảng”. Rất nhiều bạn sinh viên sau những buổi trò chuyện cũng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và cả mong muốn được tư vấn khi gặp rắc rối hay những vấn đề khó nghĩ. Ngoài thắc mắc về môn học, lo lắng về tương lai, về công việc thì một vấn đề các bạn sinh viên cũng hay đề cập là tình yêu.

Những vấn đề tình yêu nào hay được sinh viên hỏi? ảnh 1

TS. Đào Thị Thu Trang.

Hiện nay, các bạn sinh viên đã rất thoải mái khi công khai tình cảm của mình bởi các bạn không bị gò bó bởi những định kiến xã hội, cấm đoán của gia đình. Chia sẻ với tôi, các bạn nữ có thể kể về cảm xúc hạnh phúc khi được bạn trai quan tâm nhưng xin tư vấn thì thường là những vấn đề “rắc rối” hơn. Phần đông các bạn hay hỏi nhất là “làm thế nào có người yêu?”. Các bạn khi chưa có người yêu và hàng ngày nhìn thấy bạn bè của mình “có đôi có cặp”, tình cảm, chăm sóc nhau thì thấy rất ngưỡng mộ và rồi chuyển dần thành sự “thèm muốn” cũng được như vậy. Thực tế, câu chuyện đơn giản này cũng đã có nhiều hệ luỵ bởi nếu các bạn vững vàng, chờ gặp đúng người, đúng thời điểm và để tình yêu đến một cách tự nhiên thì không sao. Nhưng có một số bạn vì muốn có người yêu mà “gật đầu tạm” hoặc “tìm vội” một đối tượng nào đó để rồi sau đó ít động lực gìn giữ tình yêu, dễ thất vọng về tình yêu. Nhiều bạn chưa có người yêu nhưng chứng kiến bạn bè, những người xung quanh “yêu khổ quá” hay “bị lừa dối” thì có một tâm lý sợ, không dám đón nhận tình cảm đến với mình. Đó cũng là những vấn đề tôi hay được nghe.

Một chuyện khác nữa là “thất tình”. Đây cũng là điều khó khăn để vượt qua. Các bạn nữ thường rất yếu đuối và dễ bị tổn thương. Chỉ cần một chút thất vọng, chỉ cần nhận ra bạn trai không như mong muốn hoặc bị “lừa dối” sẽ khiến các bạn rơi vào trạng thái tồi tệ. Những trạng thái buồn chán, đau khổ, khóc lóc … hay nhiều hành động tiêu cực cũng xảy ra. “Làm thế nào để bớt đau lòng hơn? Làm thế nào để quên được “người ta”? hoặc thậm chí “làm thế nào để anh ấy yêu em nhiều hơn?” “làm thế nào để giữ được tình yêu lâu bền?” cũng là những câu hỏi mà tôi được nghe nhiều từ các bạn trẻ.

Đón đọc: Yêu xa mùa dịch

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm