'Tay phải nắm luật, tay trái làm thơ'

SVVN - Huỳnh Ngọc Thái Bình (sinh năm 2004, Kiên Giang) là sinh viên năm hai, ngành Luật Tư pháp, trường ĐH Cần Thơ. Bắt đầu làm thơ từ những năm THPT, Thái Bình đã sáng tác và đăng trên trang cá nhân hơn 100 bài thơ về nhiều chủ đề, cũng như góp mặt trong cuốn sách “Ma quỷ dân gian ký” (của tác giả Duy Văn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn).

Cảm hứng sáng tác đa dạng

Trước khi vào đại học, Huỳnh Ngọc Thái Bình học tập và sinh sống ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Niềm đam mê lịch sử đã thôi thúc nam sinh gia nhập đội tuyển môn Lịch sử của trường THPT Kiên Lương trong kỳ thi Học sinh Giỏi cấp tỉnh. Trong một lần ôn tập về ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Thái Bình nảy ý tưởng làm thơ để hệ thống toàn bộ kiến thức đã học. Thái Bình chia sẻ: “Thời đó, thơ mình còn ngây ngô nên mình không dám đăng. Mình chỉ nhờ vài thầy cô xem qua để kiểm chứng thông tin. Nhờ những lời động viên thuở ban đầu, mình có thêm động lực để làm thơ tiếp”. Không lâu sau đó, Thái Bình bắt đầu đăng những bài thơ đầu tiên lên trang Facebook cá nhân. Dù chỉ với ít lượt tương tác nhưng Bình cũng cảm thấy được khích lệ để tiếp tục làm thơ.

'Tay phải nắm luật, tay trái làm thơ' ảnh 1
Thái Bình (ngoài cùng bên trái) là thành viên nam duy nhất trong đội tuyển của trường tại kỳ thi Học sinh Giỏi cấp tỉnh năm 2020. (Ảnh: Kien Luong Highschool Media Team)

Lịch sử chính là khởi điểm cho nguồn cảm hứng sáng tác của Huỳnh Ngọc Thái Bình. Thế nhưng, đây không phải là đề tài thơ duy nhất, bởi anh còn viết thơ về quê hương, đất nước, chuyện kinh dị và thậm chí về Phật giáo: “Trong cuộc sống bộn bề, mình muốn tự mình giúp bản thân tìm kiếm sự an yên. Làm thơ về Phật giáo giúp tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng. Mình tìm thấy trong Phật giáo không chỉ những triết lý sâu sắc mà còn cả những câu chuyện lý thú; những câu chuyện đó có thể được phổ thành thơ để bạn đọc dễ tiếp cận hơn”. Từ sự khám phá Phật giáo, Thái Bình tìm thấy thể loại chủ đạo là thơ lục bát. Ngoài ra, anh cũng thử sức với nhiều thể loại thơ khác nhau như thơ năm chữ, thơ bảy chữ…

"Tay phải nắm luật, tay trái làm thơ"

Dù tâm huyết với thơ ca, Huỳnh Ngọc Thái Bình chọn ngành Luật khi tốt nghiệp THPT. Điều này xuất phát từ sự hoài nghi của gia đình. “Vì mẹ truyền tư tưởng rằng làm thơ không đủ sống khiến mình cảm giác làm thơ chỉ là nhất thời. Thành ra mình chấp nhận theo học một ngành ‘ổn định’ hơn”, Thái Bình kể lại. Sau một năm theo ngành, nam sinh viên đã tìm được hướng đi đáp ứng yêu cầu cả về thu nhập và sở thích. “Mình biết đến Luật sư Nguyễn Minh Tâm và tập thơ Ấm lạnh pháp đình. Mình nhận ra, ngay cả khi học Luật, mình có thể dùng thơ tạo ra thu nhập. Luật sư Tâm truyền cảm hứng rằng mình cũng có thể làm được tương tự”, Thái Bình bày tỏ.

'Tay phải nắm luật, tay trái làm thơ' ảnh 2
Huỳnh Ngọc Thái Bình hiện là Ủy viên BCH Đoàn khoa Luật, ĐH Cần Thơ, nhiệm kỳ 2022 - 2024. (Ảnh: NVCC)

Sở thích làm thơ giúp Huỳnh Ngọc Thái Bình thích ứng tốt với ngành Luật, trong đó, hai kỹ năng đọc và viết được phát huy tốt nhất. “Mình nhận thấy, thơ chứa nhiều ẩn ý hơn lời văn. Khả năng cảm thụ thơ giúp mình đọc, hiểu văn bản chuyên ngành của mình. Mình có thể phân tích từng câu, từng chữ trong giáo trình, sách chuyên ngành và các văn bản từ việc suy luận nội hàm của nó”, nam sinh viên ngành Luật cho biết. Về kỹ năng viết, với vốn từ vựng tiếng Việt phong phú từ quá khứ làm thơ, Thái Bình có thể tự tin vận dụng thành kỹ năng viết phục vụ các môn học trong ngành. Trong chiều ngược lại, quá trình học đại học bổ trợ cho hoạt động làm thơ của Thái Bình: “Môi trường đại học buộc mình đọc nhiều tài liệu khác nhau, hình thành thói quen đọc đều đặn. Mình cũng tìm thấy những nội dung hay để đưa vào các bài thơ”.

'Tay phải nắm luật, tay trái làm thơ' ảnh 3
Huỳnh Ngọc Thái Bình tham gia tổ chức Tết Trung Thu 2023 cho các bé thiếu nhi ở chùa Long An 2, TP. Cần Thơ. (Ảnh: Đoàn khoa Luật, trường ĐH Cần Thơ)

Làm thơ cho cộng đồng trước, vì mình sau

Mặc dù lịch trình bận rộn hơn thời học sinh nhưng Huỳnh Ngọc Thái Bình vẫn tranh thủ làm thơ mọi lúc, mọi nơi. “Mình hay viết thơ mỗi khi có ý tưởng, viết đến đâu hay đến đó. Mình ghi chú trên điện thoại trạng thái của mỗi tác phẩm, khi rảnh, mình xem để nắm tiến độ và tiếp tục hoàn thiện từng tác phẩm”, Thái Bình nói. Với thói quen này, Thái Bình có thể hoàn thành 2 bài thơ trong một tuần, tùy vào nội dung mà mỗi bài có dung lượng chữ khác nhau. Trong đó bài thơ ngắn nhất có độ dài khoảng 10 câu và bài thơ dài có thể tương đương truyện thơ.

Trải qua hơn ba năm làm thơ, dù không chuyên nhưng điều khiến Thái Bình tự hào nhất là sự công nhận của cộng đồng. Anh cho biết, “mình không ngờ rằng thơ của một ‘đứa tay ngang’ như mình lại được ủng hộ. Thậm chí, dòng họ còn kêu mình sáng tác thêm vì thơ có thể giúp được mọi người”. Theo Thái Bình, để có thể tự bắt đầu hành trình làm thơ, mỗi người cần không ngừng trau dồi vốn từ vựng, đọc sách thường xuyên hơn. Đặc biệt, “khi làm thơ, đừng chỉ làm vì mỗi đam mê của bản thân, mà hãy mang thông điệp trong thơ truyền đến cộng đồng. Có như vậy, thơ mới có giá trị cao”, nam sinh viên chia sẻ.

Những thành tích nổi bật của Huỳnh Ngọc Thái Bình:

- Học bổng Khuyến khích học tập, năm học 2022 - 2023.
- Giải “Bài thơ khuyến đọc hay nhất” tại cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Kiên Giang năm 2022".
- Giải Ba môn Lịch sử, Kỳ thi Học sinh Giỏi tỉnh Kiên Giang, năm học 2019 - 2020.
- Giải Ba môn Lịch sử, Kỳ thi Học sinh Giỏi tỉnh Kiên Giang, năm học 2020 – 2021.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.