AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Deepfake - thủ đoạn giả mạo giọng nói và hình ảnh tinh vi - trở thành mối lo ngại của người dùng Internet trên toàn thế giới. Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, trong năm vừa qua, deepfake đã giúp các hacker thu về số tiền hàng trăm tỉ đồng.

Deepfake là gì?

Deepfake sử dụng thuật toán và AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra những video hay giọng nói hoàn toàn mới với mục đích để làm giả những sự việc không có thật.

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao ảnh 1

Anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), Kỹ sư tại trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC, Bộ TT - TT) nói về sự nguy hiểm của deepfake.

Dựa trên tệp tin hình ảnh khuôn mặt, giọng nói của một người ngoài đời thực, deepfake sẽ sử dụng thuật toán để tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói phù hợp với nét mặt, biểu cảm của một người khác; sau đó tạo ra video giả mạo hoàn toàn đối tượng ngoài đời thực. Thông qua mạng Internet, các đối tượng thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng trên mạng xã hội, sử dụng công nghệ Deepfake tạo ảnh động, video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng khuôn mặt, âm điệu giọng nói và cách xưng hô.

Khả năng học hỏi của các AI luôn được kiểm tra liên tục và so sánh với dữ liệu gốc nhằm mục đích huấn luyện, chính vì vậy mà hình ảnh được AI "làm giả" ngày càng trở nên thuyết phục. Điều này khiến cho deepfake đang là mối đe dọa lớn hơn bao giờ hết. Không chỉ hình ảnh, AI còn có có thể giả mạo các dữ liệu khác, một số công nghệ deepfake đã có thể được sử dụng để giả giọng nói.

Deepfake video là hình thức deepfake phổ biến nhất đối với người dùng mạng xã hội. Cách thức thực hiện vô cùng dễ dàng, bất cứ ai cũng có thể tạo một video deepfake trên Internet bằng việc sử dụng các công cụ có sẵn trên không gian mạng. Thậm chí, có hẳn một cộng đồng hướng dẫn chi tiết làm deepfake video như thế nào.

Những người có thủ đoạn xấu sẽ sử dụng hình ảnh cá nhân của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook; sau đó trích xuất, cắt ghép những tư liệu này để đi lừa đảo gia đình, bạn bè người bị hại với mục đích chính là để tống tiền, gây ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự cá nhân của những người đó.

Đặc điểm chung của những cuộc gọi video như vậy thường có âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn giống như cuộc gọi video trong khu vực phủ sóng di động hoặc wifi yếu để nạn nhân khó phân biệt thật, giả. Nếu nạn nhân cẩn thận gọi video để kiểm tra thì chúng sẽ không nhận cuộc gọi hoặc sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh, video để đánh lừa.

Tháng 3/2023, chị T.H. (TP. HCM) bị lừa khoảng 20 triệu đồng. Tài khoản mạng xã hội Facebook của bạn chị bị hack. Khi đó, hacker đã giả làm người bạn này đi mượn tiền chị. Việc đầu tiên hacker làm là đi đọc hết tin nhắn trong Messenger, đi hỏi mượn tiền, rồi đưa ra một số tài khoản giống y hệt tên của người chủ tài khoản (tài khoản giả mạo có thể được mua trên mạng dễ dàng chỉ từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng, dưới mọi thể loại tên và ngân hàng khác nhau). Sau đó, hacker dùng những hình ảnh của chủ tài khoản để tạo ra một video deepfake chỉ tầm vài giây, mặt thì giống nhưng thân thể sẽ khác.

"Sau khi chiếu video, hacker nói rằng, do sóng yếu chập chờn nên tắt máy, chị T.H.. Lúc đó, thấy hình ảnh của bạn mình nên đã tin tưởng và chuyển tiền, nhưng ngay khi chuyển tiền xong, chị T.H. bị chặn, nên chị đã nảy sinh nghi ngờ và dùng điện thoại gọi cho bạn để kiểm chứng, khi biết mình bị lừa thì đã quá muộn", chị T.H. chia sẻ.

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao ảnh 2

Anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đưa ra lời khuyên về deepfake hình ảnh, deepfake giọng nói

Nhận biết deepfake lừa đảo

Theo chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), có một số cách để dễ dàng phát hiện những video, hình ảnh giả mạo:

- Thời gian các cuộc gọi rất ngắn.

- Khuôn mặt người gọi thiếu cảm xúc, khá trơ khi nói.

- Tư thế trông lúng túng, không được tự nhiên, bình thường, hướng đầu và cơ thể không nhất quán.

- Màu da trong video bất thường, không trùng với màu của khuôn mặt.

- Âm thanh không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào trong clip, hay ngắt máy giữa chừng bảo là sóng yếu.

Bảo vệ chính hình ảnh của mình

Theo chuyên gia công nghệ Ngô Minh Hiếu, cách tốt nhất để tránh bị làm giả deepfake, người sử dụng nên hạn chế chia sẻ hình ảnh hay video cá nhân lên trên mạng; đồng thời luôn bảo mật tài khoản mạng xã hội, email bằng mật khẩu có độ khó cao.

Nếu chia sẻ video hay clip trên mạng nên làm méo tiếng của mình, thay bằng tiếng robot hoặc AI voice, để tránh kẻ xấu biết giọng nói thật của mình.

Nếu bị làm giả deepfake, người sử dụng nên thông báo ngay lập tức cho mọi người biết và báo cơ quan chức năng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

SVVN - Ghi chú theo cách truyền thống bằng bút và giấy đáp ứng tốt nhu cầu của một số người, nhưng nếu bạn có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thì việc sử dụng ứng dụng ghi chú thực sự có thể thay đổi cách bạn thực hiện công việc.