20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật

SVVN - Tới năm 2020 có khoảng 20 phim về virus chết chóc, là những tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị, giả tưởng, hiện thưc và người máy… dự báo chính xác nhất về COVID-19 khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao về khả năng tiên tri của các nhà viết kịch bản.
Trước hết phải kể đến bộ phim đầu tiên về virus Corona sẽ được công chiếu trong năm 2020 là “Corona- Fear is A Virus” (tạm dịch: Nỗi sợ là một loại virus).
Corona - Fear Is A Virus (2020) (Tạm dịch: Corona- Nỗi sợ là một loại virus
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 4 Phim “Fear Is A Virus” (tạm dịch: Nỗi sợ là một loại virus) là tác phẩm không chỉ rất phù hợp với tình hình hiện tại, mà còn cho bất cứ ai phải đối mặt với phân biệt chủng tộc, cũng như sự kì thị trong cuộc sống. Phim được quay từ tháng 2, chọn bối cảnh ngột ngạt trong thang máy khi một người châu Á ho không ngừng và ngay lập tức bị phân biệt đối xử và coi như người mang mầm bệnh.

Đáng nói hơn, đạo diễn người Canada Mostafa Keshvari vừa là người viết kịch bản, đạo diễn, đồng thời kiêm luôn vai trò nhà sản xuất. Ông bắt đầu viết kịch bản cho bộ phim khi virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện, chưa bị xem là đại dịch toàn cầu. Phim vạch trần vấn nạn bài ngoại và nỗi sợ hãi đang lan rộng khắp thế giới – có lẽ nhanh hơn cả tốc độ lây lan của virus, đúng với khẩu hiệu của phim “Fear Is A Virus” (tạm dịch: Nỗi sợ là một loại virus). Trả lời tờ The Hollywood Reporter, Keshvari cho biết ý tưởng về bộ phim nảy sinh khi ông đứng trong thang máy đọc được thông tin về một du khách Trung Quốc bị tấn công vì đến từ đất nước đầu tiên có COVID-19. Để bộc lộ chân thật nhất nỗi sợ hãi, “Corona” được quay bằng kỹ thuật one shot của camera cầm tay – một cú máy duy nhất kéo dài suốt thời lượng phim, không cảnh nào bị cắt bỏ. "Người xem sẽ thấy được cảm xúc thật sự của các nhân vật trong phim. Họ sẽ liên tục trải qua sự căng thẳng và nỗi sợ sẽ rất chân thực", Mostafa Keshvari chia sẻ. Đạo diễn Keshvari đã khuyến khích các diễn viên của mình ứng biến tình huống vượt khỏi khuôn khổ kịch bản để cho thấy sự sợ hãi của họ khi bị kẹt trong thang máy cùng nỗi lo hoàn toàn có thể bị nhiễm virus corona. Chình vì vậy khán giả cảm nhận được rằng nỗi sợ hãi của các nhân vật như được quay từ thực tế chứ không còn là diễn xuất.

Khi bộ phim được quay, Keshvari không thể nghĩ rằng sự lây lan của dịch COVID-19 lại nhanh đến vậy và giờ nó đã trở thành Đại dịch toàn cầu. Phim chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, nhưng nỗ lực của 7 diễn viên và đoàn làm phim phải gấp rút rất nhiều lần mới tạo được hiệu quả mong muốn. Phim không chỉ khiến khán giả phải trải nghiệm tình huống một cách chân thực nhất, mà dàn diễn viên cũng phải thực sự sống trong bầu không khí căng thẳng đó. 

The Last Man on Earth (1964) - Người đàn ông cuối cùng trên Trái Đất (1964)

20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 5

Nội dung nói về bệnh dịch càn quét nhân loại, cuối cùng chỉ còn một người đàn ông sống sót nhưng bị biến thành ma cà rồng, cuốn tiểu thuyết của Richard Matheson sau đó được dựng thành nhiều phiên bản phim khác nhau, nhưng bị lược bỏ đi nhiều so với nội dung bản gốc.

 

Dawn of the Dead (1978) - Bình minh chết (1978)

 
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 6 Được xem là tác phẩm kinh điển năm 1978 của George A. Romero. Đây  không chỉ là sự châm biếm thông minh về chủ nghĩa tiêu dùng thái quá. Tác phẩm cũng là cách nhìn về ngày tận thế khi virus xâm chiếm quyền hoạt động con người và biến thành một bệnh dịch. Và bộ phim làm lại sau đó của Zack Snyder đã bỏ qua sự châm biếm, nhấn mạnh yếu tố bệnh tật. Cả hai khiến bạn hội hộp tới rụng tim khó ngủ.
 Outbreak (1995)
 
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 7 Khi một căn bệnh xuất huyết do virus mới bùng phát ở một thị trấn nhỏ của Mỹ, các nhà khoa học ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật chạy đua với thời gian để ngăn chặn bệnh lây lan, và quyết chữa trị bệnh. Cốt truyện có vẻ không hư cấu được lấy cảm hứng từ một lịch sử chân thực về virus như  Ebola và ít nhất phim được tạo ra bởi đạo diễn vĩ đại Wolfgang Petersen.

Sêri phim Resident Evil (2002 - 2017) 

Đây là bộ phim có diễn viên đa chủng tộc, nội dung dựa trên trò chơi điện tử Capcom, theo đó, một tập đoàn tà ác tạo ra một loại virus biến phần lớn nhân loại thành xác sống.

28 Days Later (2003)/28 Weeks Later (2007)  

20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 8

Trong bản gốc xuất sắc năm 2003 của Danny Boyle, và phần tiếp theo rất vượt trội  do Juan Carlos Fresnadillo đạo diễn kể nội dung thế giới bị bao vây bởi một đại dịch virus khiến bất cứ ai bị lây nhiễm vĩnh viễn biến thành quái vật. Đừng gọi họ là thây ma, nhưng, họ hoàn toàn là vậy.

Carriers (2009) - Đại dịch (2009)
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 9

Trong bộ phim hậu khải huyền này có nội dung về bốn người bạn sống sót sau đại dịch toàn cầu và họ đến một nơi mà họ hy vọng có thể sống trong hòa bình.

  

Blindness (2008) - Tăm tối (2008)

20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 10

Tác phẩm dựa trên tiểu thuyết Bồ Đào Nha của tác giả Jose Saramago, bộ phim nhấn mạnh những gì xảy ra khi thế giới bị đại dịch tấn công khiến người ta bị mù lòa. Dàn diễn viên bao gồm Julianne Moore, Mark Ruffalo, Gael García Bernal, Danny Glover và Alice Braga là yếu tố nổi bật cho phim.

Black Death (2010) - Cái chết đen (2010)

Diễn viên Sean Bean bắt đầu vào nghề đã đóng vai Ned Stark  với tư cách là thủ lĩnh của một nhóm hiệp sĩ đang tìm kiếm một kẻ dị giáo gây bệnh dịch thế kỷ 14. Eddie Redmayne đóng vai một tu sĩ đồng hành cùng các hiệp sĩ diệt bệnh. Sự thật thú vị: Carice van Houten mới tham gia "Trò chơi vương quyền", đóng vai một phù thủy  trong phim

 Contagion (2011)
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 11 “Contagion” (Bệnh truyền nhiễm) ra mắt năm 2011. Tuy không gây nhiều tiếng vang ở thời điểm đó nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì bộ phim của đạo diễn Steven Soderbergh đang khiến không ít người giật mình vì những chi tiết giống đại dịch Covid-19 chuẩn xác một cách kỳ lạ. Cốt truyện bắt đầu bằng việc một phụ nữ trở về Mỹ từ Trung Quốc, mang theo một loại virus gây chết người có tên hư cấu là MEV-1 mà không hề hay biết. Loại virus này được lây từ một con dơi sang lợn rồi sang người. Chỉ trong thời gian ngắn, virus lây lan. Nỗ lực của y bác sĩ, chuyên gia y tế để xác định và ngăn chặn căn bệnh này. Sự hoảng loạn, căng thẳng, mất trật tự xã hội khi đại dịch xuất hiện và việc giới khoa học đua nhau điều chế một loại vắcxin để ngăn chặn sự lây lan của nó, giống hệt như những gì mà thế giới đang trải qua hôm nay.

Flu (2013)

Nếu hình ảnh những siêu thị trống rỗng, người dân chen chúc tranh nhau tích trữ lương thực những ngày qua khiến bạn cảm thấy hoang mang thì khi xem “Flu “(Đại dịch cúm) cảm giác ấy sẽ bị đẩy lên tầm cao mới. Bộ phim của đạo diễn Kim Sung-su kể về thảm kịch bùng phát của một chủng H5N1 đột biến gây chết người chỉ trong vòng 36 giờ kể từ khi ủ bệnh. Đại dịch xảy ra, lãnh đạo thành phố ích kỷ tìm cách thoát thân bỏ lại gần nửa triệu người dân quận Budang của thành phố Seongnam rơi vào hỗn loạn.Từng thước phim tựa như một cơn ác mộng về bạo lực, tranh cướp và đám đông cuồng loạn tràn ngập các bệnh viện, siêu thị.

Kingdom (2019 - 2020)

Bộ phim của Hàn Quốc lấy bối cảnh về dịch bệnh zombie ở thời đại Joseon (1392-1910), “Kingdom” (Vương triều xác sống) là mang yếu tố kinh dị xen lẫn lịch sử. Phim không chỉ lột tả được sự hoảng loạn của dân chúng trước dịch bệnh mà còn cho thấy được sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp sâu sắc ở thời đại phong kiến với những âm mưu tranh giành quyền lực, sự hèn mọn của những kẻ có tiền, có quyền khi đối mặt với cái chết và sự phân biệt giới tính thời bấy giờ.

12 Monkeys (1995)

Phim kể về một trận đại dịch bùng nổ vào năm 1996 được cho là do một đội quân mang tên “12 Monkeys” gây nên và gần như tận diệt loài người. Năm 2035, các nhà khoa học chế tạo thành công cỗ máy thời gian. Họ chọn James Cole (Bruce Willis thủ vai) làm người quay về quá khứ để tìm chủng virus ban đầu của trận đại dịch và đưa về tương lai nhằm chế tạo vaccine. Nhưng thời điểm mà Cole được đưa về lại là năm 1990. Từ đây, anh phải truy tìm những “con khỉ” sẽ đem tận thế đến loài người. Khác với bộ phim ra đời trong năm 2000, “12 Monkeys” là một bộ phim thuần túy khoa học viễn tưởng và tập trung vào giai đoạn trước khi dịch bệnh xảy đến. Phim là một hỗn hợp hoàn hảo giữa các yếu tố khoa học, ly kỳ, hành động, điều tra, diễn xuất chất lượng, bầu không khí báo trước sự tuyệt vọng, và một thông điệp mang tính nhân văn.

Quarantine (2008)

So với các bộ phim lấy chủ đề dịch bệnh thây ma vào đầu năm 2000, “Quarantine” khác biệt trong cách xây dựng. Bộ phim được làm hoàn toàn theo phong cách giả tài liệu với những cảnh quay từ ngôi thứ nhất. Sự rung lắc của chúng kết hợp với nỗi sợ hiện hữu ngoài tầm mắt người xem làm bộ phim như được khoác một màu sắc kinh dị mới. Không phụ thuộc vào các pha hù dọa hay hình tượng khát máu của những người bị nhiễm bệnh, “Quarantine” làm người xem khiếp sợ bằng bầu không khí hiểm họa, cảm giác bị bỏ rơi, không gian tăm tối và những gì ẩn khuất sau màn hình máy quay hạn hẹp. “Quarantine” theo chân phóng viên Angela và người quay phim của cô Scott trong một phóng sự về cuộc sống của lính cứu hỏa. Nhưng trong một lần tác nghiệp, cả hai bị mắc kẹt trong một tòa nhà bị CDC (Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ) cách ly nghiêm ngặt. Bị bỏ rơi, lời cầu cứu không được ai đáp lại, không một thông tin nào được đưa ra, cả 2 giờ phải đương đầu với mối nguy hiểm lẩn khuất trong tòa nhà này.

Daybreakers (2009)

Không biến con người thành thây ma, không làm họ tử vong, thứ virus trong “Daybreakers” lại cho con người sự bất tử, sức mạnh phi thường, và các giác quan nhanh nhạy, với điều kiện họ phải uống máu thường xuyên. Con người, nguồn máu chính, lại ngày càng ít đi. “Daybreakers”  đã đề cập đến một khía cạnh tối quan trọng khi một cơn đại dịch bùng phát. Đó là nhân tính. “Daybreakers” đưa ra hai luồng tư tưởng giữa hai phe là ma cà rồng và con người. Bộ phim mô tả một xã hội nơi virus đã thỏa ước mơ tối thượng của loài người, làm cho họ bất tử. Nhưng chính điều đó lại đem đến một thảm họa khác: nạn đói. Và tất cả những sự tuyệt vọng, những vấn đề về an sinh xã hội, cán cân ổn định lại một lần nửa bị đặt vào thế mong manh. Câu hỏi đặt ra là điều đó có đủ làm con người từ bỏ tham vọng quyền lực và chấp nhận sự yếu ớt của chính mình?

The Cured (2017) - Xác sống
20 phim dự báo chính xác về đại dịch COVID-19 đến mức “kinh hãi” về độ chân thật ảnh 12 Quay lại với đại dịch thây ma quen thuộc, nhưng “The Cured” lại đề cập đến một khía cạnh được coi là mới mẻ của thể loại này. Chuyện gì sẽ xảy ra khi người nhiễm bệnh được chữa khỏi? “The Cured” lấy mốc thời gian một năm sau khi virus Maze càn quét qua châu Âu, biến người nhiễm thành những thây ma khát máu. Lúc này, một loại thuốc đã được chế tạo có thể đảo ngược tác hại của virus, để những người nhiễm thành người bình thường trở lại. Nhưng ký ức về giai đoạn họ bị thây ma hóa thì vẫn còn đọng lại, khiến những người khỏi bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm do không chịu được sự man rợ của họ trong quá khứ. Bộ phim tập trung vào hai nhân vật Senan và Conor đã được chữa khỏi bệnh và được phóng thích nhằm tái hòa nhập vào xã hội.
Ngoài ra, còn có, Rise of the Planet of the Apes (2011), World War Z (2013), HONORABLE MENTION: Hackers (1995)....
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm