Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Không khí Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề trong mỗi gia đình, trên khắp nẻo đường, góc phố. Đây chính là khoảng thời gian để những người con xa quê gác lại bộn bề, âu lo cuộc sống trở về mái ấm đoàn viên quây quần bên mâm cơm truyền thống. Nhưng đối với Hồng Ngọc hay các du học sinh khác thì đó là điều khó, lại càng khó hơn khi dịch COVID - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Jenny Nguyen - Nguyễn Thị Hồng Ngọc, sinh năm 2001. Cô sinh ra và lớn lên ở TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ấp ủ trong mình niềm đam mê, yêu thích với công việc kinh doanh từ nhỏ, sau khi tốt nghiệp THPT cô đã lựa chọn du học để có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách toàn diện. Hiện tại, Hồng Ngọc là sinh viên năm 3 ngành Business (Entrepreneurship) tại trường Torrens University Australia, Sydney, Úc.

Hãy cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam trò chuyện với Hồng Ngọc để hiểu hơn về cảm xúc, nỗi niềm khi đón Tết xa xứ nhé!

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 1

Xin chào Hồng Ngọc, trải qua 2 năm đại dịch COVID - 19 khi là một du học sinh Việt Nam tại Úc, bạn đã gặp phải những khó khăn gì và đã vượt qua nó như thế nào?

Đại dịch COVID - 19 gây xáo trộn toàn cầu, bản thân mình lại cảm thấy nhận được và có được nhiều hơn là mất. Đối với mình, đó không là khoảng thời gian tồi tệ khi bản thân luôn sẵn sàng đón nhận mọi thứ một cách tích cực. Điều may mắn hơn khi cộng đồng người Việt và du học sinh ở Úc khá đông và mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.

Mình thực sự cảm nhận được hơi ấm tình thương khi dịch COVID - 19 bùng phát, thực hiện cách ly toàn xã hội, các nhà hàng, quán ăn chỉ bán mang đi. Cuộc sống trì trệ, mọi thứ đều chững lại một nhịp thì những nhà hàng có chủ là người Việt Nam luôn bán cho sinh viên giá vô cùng ưu đãi và thậm chí phát đồ ăn miễn phí đồng hành cùng du học sinh vượt qua đại dịch.

Năm 2020, mình nhớ nhất thời điểm Sydney “lockdown” trong 4 tháng, khoảng thời gian đó mình không thể đi làm và chuyển sang hình thức học tập trực tuyến. Nhưng may mắn thay, Chính phủ Úc đã hỗ trợ người dân hết mực, mình cùng cộng đồng du học sinh Việt Nam đã nhận được tiền trợ cấp hàng tuần. Khoảng thời gian ấy với nhiều người có thể chán nản, stress, mệt mỏi, nhưng với mình là sự trân trọng và học được biết bao bài học giá trị từ cuộc sống, dành thời gian tập trung vào bản thân. Điều mình thấy khó khăn nhất có lẽ là quá trình thực hiện bài tập nhóm, các dự án sinh viên cũng như hiệu quả học tập online không được cao.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 2

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến dịp Tết Nguyên đán 2022, vậy năm nay Ngọc sẽ đón Tết ở đâu?

Năm nay, mình sẽ lại đón Tết ở Úc như năm ngoái, tính đến nay là năm thứ 3 mình ăn Tết xa nhà. Trước khi đi du học, kế hoạch và mong muốn của mình một năm sẽ về 2 hoặc ít nhất là 1 lần, nhưng do tình hình dịch COVID - 19 đã đảo lộn mọi dự định nên mình chưa có cơ hội về nhà lần nào kể từ khi qua đây. Là du học sinh xa nhà hơn 7.700km thì ngày nào cũng tủi và nhớ nhà, nhớ hơi ấm, tình thương gia đình nhưng vào dịp Tết cổ truyền dân tộc thì nỗi nhớ, nỗi buồn ấy trong mình lại nhân lên gấp bội.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 3

Là năm thứ 3 đón Tết nơi “xa xứ”, Ngọc đã có kế hoạch đặc biệt gì để đón Tết?

Mình nghĩ kế hoạch năm nay sẽ đặc biệt khi được về nhà và đón Tết cùng gia đình. Nhưng năm nay mình cũng không thể, lại là một năm nữa đón Tết nơi “đất khách quê người”. Do đặc điểm địa lý nên các mùa ở Úc trái ngược với Việt Nam, vào thời điểm Tết Nguyên đán ở Việt Nam thì cũng là lúc mình kết thúc kỳ nghỉ hè và quay lại trường vào đầu tháng 2. Đó cũng chính là một trở ngại khiến mình không thể trở về đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Mỗi một năm cũ trôi qua, mình đều hi vọng, an ủi bản thân là năm mới sẽ hết dịch và đặt ra mục tiêu về nhà ăn Tết để làm động lực cho cả năm. Vào khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, khi bật một bài nhạc Tết Việt Nam, trong mình có dòng cảm xúc lâng lâng khó diễn tả. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và chỉ muốn “Đi về nhà” như lời bài hát khá nổi tiếng của ca sĩ Đen Vâu.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 4

Hồng Ngọc và anh trai ruột cùng du học tại Sydney, Úc.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 5

Không biết những bạn du học sinh khác thế nào nhưng ngày Tết cổ truyền vẫn là dịp lễ ý nghĩa, quan trọng nhất đối với mình và gia đình. Dù có đi xa đến đâu, đi lâu là bao vẫn không quên được hương vị Tết ấy và chẳng thể tìm kiếm được ở nơi khác. Nhưng may mắn hơn khi mình và anh trai cùng du học tại Sydney, giống như những năm khác mình sẽ cùng anh trai đi chợ người Việt để mua cành quất, cành đào, bày mâm ngũ quả và nấu bữa cơm gồm những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.

Trong sự nhộn nhịp đông vui tại khu chợ người Việt, mình có cảm giác như đang ở quê nhà, bởi sự quen thuộc và hương vị Tết đặc trưng như đang đến thật gần. Dẫu xa quê hương, nhưng tấm lòng luô hướng về nguồn cội với tình cảm đoàn viên sum vầy trong những ngày Tết cổ truyền của cộng đồng người Việt.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 6

Khu chợ dành cho cộng đồng người Việt Nam sống tại Úc.

Chắc chắn như thường lệ vào đêm giao thừa mình sẽ gọi Facetime với gia đình ở Việt Nam gửi lời chúc đến bố mẹ, ông bà cùng những người thân yêu. Kể từ khi xa nhà, mọi dịp lễ Tết thì hầu hết mình cũng sẽ gặp gỡ bạn bè, cùng nhau ăn uống. Vào ngày mùng 1 Tết âm lịch mình cũng có thói quen đi chùa cầu may bởi bên này có rất nhiều chùa theo tín ngưỡng Việt Nam và Trung Quốc.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 7

Bạn đã có dự định gì trong học tập và cuộc sống cho năm 2022?

Về kế hoạch trong năm mới 2022, mình sẽ tiếp tục hoàn thành năm 3 đại học. Đề ra một số mục tiêu để rèn luyện và phát triển bản thân tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá ở trường và hội du học sinh Việt Nam tại Úc tổ chức.

Và bản thân cũng mong cố gắng làm tốt hơn nữa công việc làm thêm để có nguồn chi phí cho việc học tập, sinh hoạt cá nhân. Khi dịch COVID - 19 lắng xuống, chắc chắn việc đầu tiên mình làm là về Việt Nam thăm gia đình và bạn bè. Năm mới hi vọng mọi điều đều thuận lợi và suôn sẻ vì có nhiều hứa hẹn quá mà bản thân mình chưa thực hiện được.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 8

Trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022, bạn có lời chúc gì muốn gửi đến mọi người cũng như chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong?

Nhân dịp năm mới Nhâm Dần 2022, mình xin gửi lời chúc tới bạn đọc chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong một năm mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

Chúc quý báo năm mới tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp cho độc giả, nhiều hơn nữa những sản phẩm báo chí chất lượng cao về cả nội dung, hình thức. Và mình cũng muốn gửi lời chúc sức khỏe tới tất cả mọi người, hi vọng mọi người giữ gìn sức khỏe, tinh thần, nỗ lực và chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng đại dịch.

Nỗi niềm đón 'Tết xa xứ' của nữ du học sinh Việt Nam tại Úc ảnh 9

Cảm ơn những lời chia sẻ của Hồng Ngọc, chúc bạn năm mới có nhiều niềm vui và sức khỏe, tiếp tục hoàn thành những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

SVVN - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

SVVN - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

SVVN - Bùi Quang Huy, 22 tuổi, quê quán ở huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, là sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Vinh. Sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm nghề lao động tự do, điều kiện gia đình không mấy khá giả, nên khi vào đại học, anh đã xác định luôn cố gắng hết sức, và đã 2 lần được vinh dự nhận học bổng Vallet.
Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

SVVN - Thái Thị Thu Huyền, quê Nghệ An, là sinh viên năm ba Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và được gia đình nuôi dạy cách sống tự lập ngay từ khi còn bé, Huyền luôn chủ động trong quá trình học tập và hoạt động Đoàn Đội. Trong suốt 12 năm học Huyền vinh dự khi nhận được nhiều giải thưởng về thành tích học tập, hoạt động thể thao và ngoại khóa.