Trong mắt dân làng, Trương Phượng (Zhang Feng) là một người khác biệt, có thể là do cô 28 tuổi đã kết hôn với vị bác sĩ trong làng đã 73 tuổi, Văn Trường Lâm (Wen Changlin). Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người là con số 45, điều này khiến ai cũng cảm thấy thật khó tin. Khi Trương Phượng còn rất nhỏ, cha cô bị bệnh nặng. Khi đó Văn Trường Lâm là một bác sĩ ở làng bên cạnh thường đến thăm bệnh tại nhà.
Lâu ngày, hai người trở nên thân quen. Tuy nhiên,\, sau đó, cha của Trương Phượng vẫn không thể chiến thắng bệnh tật. Cái chết của ông khiến cho con gái rất đau buồn. Trương Phượng khi đó còn nhỏ, cũng coi Văn Trường Lâm như người nhà nên đã sống dựa dẫm tình cảm vào ông trong một thời gian dài.
Nhờ có vị bác sĩ thân quen ở bên cạnh, Trương Phượng cũng dần dần quên đi nỗi đau mất cha và vui vẻ trở lại. Cô rất biết ơn vị bác sĩ và giữa họ đã hình thành một tình bạn sâu sắc.
Sau một thời gian ở bên nhau, họ yêu nhau và cuối cùng nên duyên vợ chồng. Khi họ kết hôn, Trương Phượng 28 tuổi, còn Văn Trường Lâm đã 73 tuổi.
Vào thời điểm đó, mẹ của Trương Phượng muốn cô kết hôn với một người đàn ông trẻ tuổi từ một ngôi làng gần đó, thậm chí đã nhận sính lễ của nhà họ. Tuy nhiên, "tính khí bướng bỉnh" của Trương Phượng khi đó khiến mọi người không ai có thể thuyết phục được cô.
Quan trọng hơn, cô không chỉ từ chối yêu cầu của mẹ mà còn quyết định kết hôn với Văn Trường Lâm ngay lập tức.
Sự việc gây xôn xao dư luận trong làng. Ai cũng cho rằng cô gái đã hồ đồ quá mức và sau này sẽ phải hối hận. Cuối cùng, Trương Phượng và Văn trường Lâm cũng đạt được mục đích của họ, sau khi kết hôn còn sinh được một bé trai.
Hai vợ chồng cũng đã từng tham gia chương trình “Hạnh phúc tới gõ cửa” trên truyền hình, khiến cho khán giả vô cùng ngạc nhiên trước cuộc sống sau hôn nhân của họ, vô cùng đơn giản, mặc dù điều kiện sống bình thường nhưng hơi thở cuộc sống hạnh phúc tràn ngập khắp nhà như bao gia đình khác.
Trương Phượng ở nhà chăm sóc con và làm những việc vặt lúc rảnh rỗi. Văn Trường Lâm vẫn là nguồn thu nhập chính và trụ cột của gia đình.Ông thường đến nhà thăm khám cho các bệnh nhân.
Văn Trường Lâm rất yêu Trương Phựong, bởi vì mỗi lần về nhà, ông đều cân nhắc xem nên mang một món đồ gì đó như đồ gia dụng hay quần áo cho Trương Phượng.
Khi hai vợ chồng nhìn nhau, ánh mắt tràn đầy yêu thương và hy vọng. Trước đây, những người dân làng từng xem đây như truyện cười luôn hỏi Trương Phượng rằng liệu cô có hối hận không. Nhưng dù bao nhiêu người hỏi đi nữa, Trương Phượng vẫn luôn khẳng định rằng mình không hề hối hận.
Giờ đây, những người trong làng từng không coi trọng mối quan hệ này cũng bắt đầu gửi lời chúc phúc tới họ. Ngày nay, càng có nhiều người bi quan về cuộc hôn nhân của mình, cảm thấy hôn nhân không hề tốt đẹp như họ tưởng. Nhưng đối với cặp đôi này thì ngược lại, họ thậm chí còn sống hạnh phúc và hòa thuận hơn nhiều cặp vợ chồng bình thường.
Nhìn Trương Phượng và Văn Trường Lâm hạnh phúc như vậy, hẳn rất nhiều người sẽ thức tỉnh và nhận ra rằng tình yêu luôn ấm áp như thế. Tuy nhiên, cũng không ít câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề khoảng cách tuổi tác chênh lệch nhiều như vậy, liệu họ có gặp khó khăn gì trong việc nuôi dạy con cái.
Đa số đều cho rằng khoảng cách lớn giữa hai bên dễ gây ra khoảng cách thế hệ. Khi đứng trước bất kỳ vấn đề gì, người vợ có thể có cách giải quyết hoặc thái độ linh hoạt hơn, trong khi người chồng lớn tuổi có thể sẽ cố chấp và cứng nhắc hơn. Nếu cả hai bên đều không nhượng bộ, mối quan hệ sẽ trở thành một trò chơi ăn miếng trả miếng và chắc chắn sẽ xấu đi.
Khoảng cách tuổi tác quá lớn đồng nghĩa với việc những người lớn tuổi hơn sẽ rời xa nhân thế sớm hơn, và người ở lại sẽ phải chịu đựng nỗi cô đơn khi ở một mình. Ngược lại, nếu các cặp vợ chồng bằng tuổi nhau, họ có thể dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Bằng cách này, họ càng ở bên nhau lâu thì họ càng ở bên con cái lâu hơn.
Ngoài ra, về mặt giáo dục con cái, những cặp "đũa lệch" cũng thường xuyên vấp phải mâu thuẫn quan điểm hơn. Ngày nay giáo dục ngày càng phát triển, do người trẻ và người già tiếp nhận môi trường giáo dục khác nhau nên chắc chắn sẽ đưa ra những ý kiến riêng trong quá trình dạy dỗ con cái. Sự khác biệt về giáo dục của cha mẹ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ mà còn liên quan đến con cái.
Vậy trong một gia đình có khoảng cách tuổi tác lớn như vậy, làm thế nào để con cái có thể có một cái nhìn đúng đắn về hai từ “gia đình”?.
Trước hết, mối quan hệ giữa cha mẹ phải hài hòa. Cha mẹ không nên mất bình tĩnh vì bất đồng ý kiến, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến không khí gia đình. Trẻ em rất nhạy cảm và dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ, đồng thời cũng dễ nảy sinh tâm lý bắc chước một cách nhah chóng.
Để con cái có cái nhìn đúng đắn về hôn nhân và tình yêu, trước hết tình cảm giữa cha mẹ phải hòa thuận, con cái phải cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và hơi ấm của gia đình.
Ví dụ, Trương Phượng có thể nói với con rằng cô yêu chồng rất nhiều, và hai vợ chồng rất yêu con, cho dù sau này bố có thể ra đi trước, nhưng tình yêu của bố dành cho con luôn là điều đáng trân trọng. Khi đó, đứa trẻ trưởng thành rồi sẽ biết cách trân trọng bản thân và trân trọng người khác.