Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Khánh Linh hiện đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao. Cô được sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên trong một gia đình có bố mẹ đều hết sức tạo điều kiện cho con phát triển. Cô bạn rất yêu thích môn Toán và có năng khiếu ngoại ngữ, nhưng lại quyết định lựa chọn khoa Truyền thông làm bến đỗ. 
Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan ảnh 1

Khánh Linh hiện đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao.

Ngay từ lúc nhỏ, bố mẹ đã cho mình tiếp xúc với tiếng Anh, việc học tiếng Anh của mình đã luôn được duy trì từ khi đó. Lên cấp hai, mình may mắn được học những giáo viên Toán giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, thế nên mình đã chuyển sang yêu thích môn học này và thành công đỗ vào chuyên Toán. Dẫu vậy, mình vẫn luôn đảm bảo việc trau dồi và rèn luyện tiếng Anh song song với học môn chuyên.

Tuy nhiên, việc học chuyên sâu vào môn Toán cũng như các môn tự nhiên khác như Lý, Hóa quá nhiều lại dần dần trở thành một gánh nặng với mình. Vào thời điểm đầu năm lớp 11, việc thi IELTS dần được phổ biến tại nơi mình sinh sống, nên mình đã quyết định “thử”, vì tiếng Anh vẫn luôn là thế mạnh của mình suốt nhiều năm. Bên cạnh đó cũng là bởi mình muốn đổi khối học do quá áp lực khi liên tục học nâng cao các môn tự nhiên. Tuy có nền tảng tiếng Anh rất tốt, nhưng thời gian đầu do cấu trúc bài thi IELTS lúc đấy còn rất xa lạ đối với mình, kết quả làm các bài thi thử của mình không quá tốt, chỉ rơi vào khoảng 5.0-5.5.

Thế nhưng mình không hề nản lòng mà tiếp tục nghiên cứu cấu trúc bài thi, cách làm các dạng bài cũng như nâng cao, trau dồi nền tảng kiến thức tiếng Anh của mình hơn nữa. Mình được học tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo dạy tiếng Anh cho mình từ ngày bé, cũng như tham khảo rất nhiều tài liệu trên internet, thậm chí cả các “mẹo” nữa. Hành trình ôn luyện của mình cũng không hề dễ dàng do kỹ năng viết và nói còn kém. Có một thời gian dài mình phải liên tục thức khuya dậy sớm để có thể cân bằng cả việc học IELTS và học tập trên lớp. Những ngày gần thi, hôm nào mình cũng trằn trọc vì lo lắng. Thế nhưng những công sức mà mình bỏ ra đều được đền đáp khi vào đầu năm lớp 12, mình đã may mắn đạt được điểm số 8.0 overall ngay lần thi đầu tiên. Việc sở hữu chứng chỉ IELTS đã mở ra rất nhiều cơ hội cho mình, đặc biệt là khi đứng trước ngưỡng cửa tuyển sinh Đại học khi ấy.

Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan ảnh 2

Đừng bao giờ đợi đến “lúc” (Stop waiting for the “right” time).

Đừng tự ti vì xuất thân từ “tỉnh lẻ”

Khác với hình ảnh một sinh viên dám làm, dám thử như hiện tại, mình của những ngày học cấp ba lại là một cô bé vô cùng nhút nhát. Trong suốt những năm học ấy, mình chưa từng tham gia bất cứ một câu lạc bộ hay hoạt động dự án xã hội nào. Một phần vì là học sinh ở tỉnh lẻ nên cơ hội được tiếp cận với những hoạt động xã hội của mình ít hơn so với các bạn ở những thành phố lớn. Chính vì thế, vào giữa năm lớp 12, khi mẹ gợi ý cho mình việc xin học bổng của một trường Đại học nước ngoài, mình đã rất tự ti khi bản thân mình vẫn chưa có thành tựu đáng kể gì, cũng như chưa đóng góp được điều gì ý nghĩa cho xã hội ngoài cái danh “IELTS 8.0”.

Tuy vậy, nhờ có sự động viên và cổ vũ từ bố mẹ, cũng như một lời khuyên mình nhận được vào thời điểm đó: Đừng bao giờ đợi đến “lúc” (Stop waiting for the “right” time), đã tiếp cho mình rất nhiều động lực để nộp hồ sơ cho một trường Đại học ở Hà Lan. Lúc đó, lợi thế duy nhất của mình chỉ là một bảng thành tích học tập khá đồng đều cũng như một kết quả IELTS khá cao. Còn về mục hoạt động ngoại khóa hay kinh nghiệm thì CV của mình “trống không”.

Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan ảnh 3

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái nhỏ đã chinh phục được ước mơ của bản thân.

Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan ảnh 4

Thế nhưng, sau buổi phỏng vấn đánh giá năng lực của trường, mình đã chính thức trúng tuyển. Trong buổi phỏng vấn đó, mình đã tập trung nói về những điểm mạnh của bản thân thay vì cứ mãi suy nghĩ về những “thiếu sót” trong CV cá nhân của mình. Giáo sư phỏng vấn nói rằng thầy rất ấn tượng với khả năng ngôn ngữ của mình, tâm huyết cùng công sức mình bỏ ra để nghiên cứu về trường và ngành mình ứng tuyển, cũng như cách mình thể hiện nguyện vọng và định hướng trong tương lai. Sau buổi phỏng vấn đó, mình cũng được thông báo là mình đủ tiêu chuẩn để ứng tuyển xét học bổng tài năng của trường, và mình cũng rất may mắn khi giành được học bổng ấy. Dù không thể sánh bằng các học bổng danh giá khác ở các quốc gia như Anh hay Mỹ nhưng một chút thành tựu này cũng khiến mình tự hào.

Trải nghiệm này đã giúp mình nhận ra một điều rằng: không xuất thân từ thành phố lớn không phải là trở ngại cản bước ta đến với những cơ hội lớn. Chỉ cần chúng ta chịu khó tìm hiểu, mạnh mẽ nắm bắt cơ hội và cố gắng tận dụng những điểm mạnh của bản thân mình thì chắc chắn thành công sẽ đến với ta.

Thế nhưng, cuối cùng mình đã chọn ở lại Việt Nam thay vì tới Hà Lan do một vài lý do cá nhân. Khi nộp hồ sơ xét tuyển đại học ở Việt Nam, mình đã đỗ cả Đại học Ngoại thương lẫn Học viện Ngoại giao, nhưng cái duyên đã khiến mình chọn Ngoại giao làm bến đỗ. Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy lạ khi một học sinh chuyên Toán như mình, thay vì chọn một trường thiên hướng về kinh tế, lại chọn học ngành Truyền thông của một ngôi trường thiên về học thuật như Học viện Ngoại giao.

Cô gái Hưng Yên học chuyên Toán có IELTS 8.0 lựa chọn Học viện Ngoại giao thay vì đi du học Hà Lan ảnh 5

Với Khánh Linh: "Mỗi chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, có những điểm mạnh riêng cùng câu chuyện riêng của mình."

Chọn Ngoại giao khi ấy là một quyết định táo bạo nhưng đến bây giờ mình vẫn chưa hề hối hận vì điều đó. Mình được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, nhận được sự giúp đỡ tận tình tới từ cả thầy cô lẫn bạn bè. Sinh viên Ngoại giao cực kỳ giỏi và xuất sắc, điều đó đã khiến cho mình không ít lần cảm thấy áp lực từ bạn bè đồng trang lứa. Nhưng chính áp lực ấy đã thúc đẩy mình không ngừng cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân. Ngoại giao đã dạy cho mình từ một cô bé nhút nhát, ngại phát biểu dần trở nên dạn dĩ và năng động hơn. Từ khi vào Ngoại giao, mình có chủ động tham gia một vài dự án bên ngoài và cũng đã đạt được một số thành tựu – điều mà mình của thời cấp ba đã không dám làm.

Mặc dù bản thân mình chưa có nhiều trải nghiệm, kể cả so với các bạn đồng trang lứa, nhưng những gì mình trải qua đã giúp mình đúc kết ra một bài học rằng: Xung quanh chúng ta lúc nào cũng có rất nhiều cơ hội đang rộng mở và chào đón. Mỗi chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, có những điểm mạnh riêng cùng câu chuyện riêng của mình. Và không có nhiều hoạt động trải nghiệm bằng người khác không có nghĩa là chúng ta yếu kém hay thiếu sót. Chỉ cần chúng ta chủ động nắm bắt cơ hội và tận dụng những gì mình có, thì nhất định thành công sẽ đến với ta.

MỚI - NÓNG
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
SVVN - Chiều 14/12, tại Bắc Giang, đã diễn ra Lễ Bế mạc Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024, đánh dấu một năm hợp tác giữa T.Ư Đoàn và Sabeco. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

SVVN - Trần Anh Phi, sinh viên năm 3 ngành Kỹ thuật Điện và Năng lượng Tái tạo của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), đã xuất sắc giành giải Nhất tại Diễn đàn Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Student Forum 2024. Với dự án nghiên cứu “Ứng dụng phát hiện cử chỉ tay và dịch ngôn ngữ ký hiệu ASL: Tích hợp xử lý hình ảnh và cảm biến”, Anh Phi đã chinh phục Hội đồng Giám khảo bằng ý nghĩa thực tiễn và tiềm năng ứng dụng cao của công trình này.
Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

SVVN - Phạm Ngọc Ánh (sinh năm 2000) là thủ khoa kép ngành Sinh học của Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau hành trình đại học đầy tự hào với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ, cô bạn tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, xuất sắc tốt nghiệp hạng nhất chương trình Thạc sĩ Quang tử sinh học phân tử và nano - Trường Đại học ENS Paris-Saclay. Hiện tại, Ngọc Ánh đang là Nghiên cứu sinh tại Pháp với học bổng France Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

SVVN - H’ Uyên Niê (sinh năm 2003) hiện là sinh viên năm 4, ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2). Với GPA ấn tượng 3.5/4 và là một trong 60 sinh viên nhận học bổng AmCham 2024 danh giá, H’ Uyên còn tỏa sáng trong hoạt động ngoại khóa với vai trò Quản lý dự án xã hội tại AIESEC Việt Nam. Đặc biệt, cô còn ghi dấu ấn khi đạt danh hiệu Hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương - FTUCharm 2023.
Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

SVVN - Đinh Mạnh Cường (sinh năm 2005) hiện là viên năm thứ 2 ngành Quản trị Dịch vụ và Lữ hành tại Trường Đại học Đại Nam. Dù phải đối mặt với không ít khó khăn trong những ngày đầu sinh viên, Mạnh Cường đã vượt qua thử thách và quyết tâm phát triển bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa, học hỏi từ thực tế nghề nghiệp bằng sự năng động và kiên trì.
Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

SVVN - Với điểm GPA 3.83/4.0, Nguyễn Mai Cẩm Nhung (sinh năm 2002) đã tốt nghiệp loại Xuất sắc, đồng thời là thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vượt qua những định kiến về ngành học, Cẩm Nhung luôn kiên trì theo đuổi đam mê và trở thành Chuyên viên Tâm lý học đường - một công việc đúng với chuyên môn của mình.
Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

SVVN - Nguyễn Ánh Quyên (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với vai trò là lớp phó học tập, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn, Ánh Quyên đạt thành tích học tập xuất sắc (GPA 3.45/4) và nhiều lần nhận được học bổng khuyến khích học tập từ Học viện. Bên cạnh đó, cô nàng tạo nhiều dấu ấn với hành trình không ngừng nỗ lực, phát triển trên con đường học vấn cũng như lĩnh vực truyền thông.
Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

SVVN - Đứng giữa những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên luôn phải tự đi tìm và khám phá bản thân thông qua học tập, hoạt động xã hội và làm thêm; để cân bằng giữa những điều ấy luôn là sự băn khoăn ở mỗi sinh viên. Vũ Nguyễn Hiếu Thảo sinh viên năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm cho mình phương pháp hiệu quả giúp cuộc sống học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.