Kinh doanh hoa sáp - Không lạ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời
Là sinh viên năm ba khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao, Đặng Thị Hồng Huế từ lâu đã có niềm đam mê với hoa và khi tìm hiểu về ngành, Huế nhận định sẽ “khởi nghiệp” cùng hoa sáp bởi khi mới vào nghề thì kinh doanh hoa sáp có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với hoa tươi truyền thống. Hồng Huế chia sẻ: “Mình từng nghĩ sẽ phải khá đau đầu để giải quyết hàng tồn. Hoa tươi không để được lâu, bán không hết đồng nghĩa phải vứt đi. Mới kinh doanh còn thiếu vốn, dòng tiền luân chuyển chậm. Vì vậy, hoa sáp là một sự lựa chọn an toàn bởi nó có thể giữ được lâu, không bị xuống sắc nếu biết bảo quản đúng cách.”
Đặng Thị Hồng Huế - sinh viên năm ba khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao. |
Hồng Huế với sản phẩm hoa sáp của mình. |
Tuy vậy, điều khiến Hồng Huế đau đầu nhất chính là khâu vận chuyển hoa giao liên tỉnh. “Trước khi giao hoa, mình thường chụp ảnh cho khách xem trước. ‘Nằm vùng’ trong hội chị em phụ kiện ngành hoa, mình đã bắt gặp không ít cảnh khách đòi hoàn tiền vì hoa đến nơi bị móp méo, dập đầu do vận chuyển nên mỗi đơn hàng mình đều bọc chống xóc, đóng thùng xốp rất cẩn thận. Nhưng đến khi mỗi chuyến hàng lên xe mà khách gọi kiểm tra lại, mình đều rớt tim vì sợ bên vận chuyển xảy ra sơ suất nào đó.” - Nữ sinh bày tỏ.
Với Hồng Huế, 8/3 được coi là vụ mùa lớn nhất của chị em phụ kiện ngành hoa bởi tệp khách hàng của nó rất đa dạng: không chỉ là thầy cô như 20/11 hay người yêu như 14/2 mà bất cứ ai cũng muốn dành tặng món quà nho nhỏ cho “bóng hồng” đẹp nhất của mình. Bởi thế, mặt hàng kinh doanh 8/3 của Huế cũng rất đa dạng. Nữ sinh chia sẻ: “Mình nhận cả hoa sáp với nước hoa, hay bó theo cầu của khách, có thể là gói đồ ăn, hoa quả, hay gói tiền. Mình hiểu ra rằng khách hàng là những người sành hoa, yêu cái đẹp nên cách họ thể hiện cũng rất là quan trọng. Họ không quan tâm quá đến giá hoa, miễn đẹp, độc, vừa ý họ là được. Hoa mang giá trị tinh thần, mà giá trị tinh thần thì rất khó để định giá. Hiểu được tâm lý khách hàng ngay từ đầu như vậy, nên đến nay mình đã có một lượng khách ổn định dù chỉ bán online.”
Trong điều kiện dịch bệnh, việc kinh doanh của Hồng Huế cũng chịu những ảnh hưởng nhất định như chi phí vận chuyển tăng cao, hàng về chậm. Thường thì Huế sẽ có có lượng đơn sỉ lớn của các lớp học đặt hay của công ty tặng tập thể, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và tình trạng “work from home” nên nhu cầu đặt hoa cũng bị giảm đi ít nhiều, nhưng không phải vì thế mà hàng hoa hết hot. Nữ sinh cho biết năm nay vẫn "cháy" mẫu nhũ đỏ và sáp như bình thường, thậm chí còn "cháy hàng" hơn mọi năm. Đoán được tình hình đó, Hồng Huế đã đặt đơn để hàng được về sớm hơn so với những năm trước, nên nhìn chung vụ hoa vẫn khá suôn sẻ.
Kinh doanh thời trang - Khi thương mại điện tử thành xu hướng tất yếu
Thừa hưởng “máu kinh doanh” từ bố mẹ, Lê Thu Trang (sinh viên năm ba khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã sớm bén duyên với công việc này ngay từ khi còn nhỏ. Bắt đầu từ việc tập tành làm vòng tay, thiệp handmade bán cho các bạn trong lớp, trong trường, cho đến năm 2019, Thu Trang đã mạnh dạn mở một cửa hàng online trên Facebook chuyên bán dụng cụ học tập cho học sinh để tên là The Gifts Shop trong thời gian ở nhà chờ kết quả thi tốt nghiệp THPTQG.
Thu Trang - sinh viên năm ba khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
Được sự ủng hộ của mọi người, khi đã là sinh viên năm hai, Thu Trang tiếp tục lấn sân sang kinh doanh mặt hàng thời trang nữ trên Facebook có tên là Tiệm Của Chang. Khó khăn rõ rệt nhất cũng bắt đầu từ thời điểm này, bởi nữ sinh không có đội ngũ chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nguồn hàng ổn định, cũng không biết cách xây dựng quy trình bán hàng và xử lý đơn hàng nhanh gọn, trong khi số vốn tiết kiệm khi đó lại ít ỏi. Thêm vào đó, việc cân bằng giữa học tập và nhiều công việc làm thêm khác nhau như MC, Voice Talent, làm nội dung trên kênh YouTube, cũng khiến Thu Trang gặp nhiều áp lực.
Thu Trang còn đảm nhận vai trò MC. |
“Cuối năm 2021, thời kỳ giãn cách xã hội, mình đã có thêm được một người bạn đồng hành, công việc kinh doanh cũng nhờ đó mà nhẹ nhàng hơn. Và nó càng phát triển vượt bậc khi mình tập trung chuyển sang khai thác, bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee. Chỉ trong một tháng đầu tiên khai thác, tận dụng hiệu quả công cụ Shopee Live & Shopee Feed để tăng tương tác và chốt đơn hàng, shop mình đã nhanh chóng đạt danh hiệu "Shop Yêu thích" trên Shopee, lượng khách hàng ban đầu không quá lớn nhưng rất ổn định với doanh thu 8 chữ số/tháng (với mình là cao nhất từ trước tới giờ, vui muốn khóc).” - Thu Trang bộc bạch.
Nhận thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của phái nữ rất cao, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Nên dịp 8/3 này, shop của Thu Trang đã cập nhật lên sàn Shopee rất nhiều mặt hàng thời trang mới như quần áo, váy vóc, phụ kiện hot trend,... Thu Trang chia sẻ: “Đối với mình, Shopee không chỉ là một nền tảng bán hàng với nhiều lượt truy cập mà còn cung cấp cho nhà bán hàng mới như mình nhiều công cụ marketing miễn phí và tiềm năng. Mình liên tục triển khai các buổi livestream trên Shopee đồng thời với khung giờ sale để có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới hơn. Bên cạnh đó, mình cũng tận dụng tối đa các tính năng của Shopee Live như tung xu, tung voucher giảm giá sốc, đấu giá tặng quà để tạo ấn tượng với khách hàng, gia tăng tỷ lệ khách chốt đơn hàng.”
Thu Trang làm mẫu trên shop của mình |
Nữ sinh nhận thấy dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh, song đồng thời đó cũng là cơ hội cho những người kinh doanh online như Thu Trang bởi theo sự phát triển của thời đại, nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp của mọi người luôn tăng nhưng vì dịch bệnh phức tạp, mọi người hạn chế đi lại và tránh tiếp xúc trực tiếp nên việc mua sắm online cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Thu Trang tin rằng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.