Thận trọng trong chính sách quản lý thuốc lá mới để đạt mục tiêu phòng chống buôn lậu hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
Buôn lậu thuốc lá, gồm cả thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN), đang là thách thức lớn với công tác quản lý nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan ban ngành đều thận trọng về mặt chính sách, trong đó có vấn đề tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), cũng như chính sách quản lý thuốc lá mới để tránh “lợi bất cập hại”.
Thận trọng trong chính sách quản lý thuốc lá mới để đạt mục tiêu phòng chống buôn lậu hiệu quả ảnh 1
Toàn cảnh tọa đàm

25% thị phần là hàng lậu, 10.000 tỷ đồng thất thoát

Theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, thuốc lá nhập lậu hiện đang chiếm tới 25% thị phần Việt Nam, làm “chảy máu” hơn 200 triệu đô-la và thất thoát hàng nghìn tỷ đồng thuế.

Mặt khác, trong nhiều năm nay sự gia tăng TLĐT, TLNN tại thị trường chợ đen cho thấy nếu không có chính sách phù hợp trong việc kiểm soát thuốc lá song hành cùng cơ chế cung cầu của thị trường, sẽ vô hình trung “nuôi lớn” thị trường hàng lậu.

Tại tọa đàm “Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp” ngày 16/10/2024, ông Thân Đức Công - Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng Cục quản lý Thị trường (TCQLTT), Bộ Công Thương báo cáo: Từ năm 2020 đến quý I/2024, cơ quan chức năng đã giải quyết trên 700 vụ liên quan thuốc lá mới (TLĐT, TLNN), xử lý và tiêu hủy hàng hoá trị giá khoảng 10.000 tỷ đồng. Dù chỉ chiếm 10% tổng số vụ liên quan đến thuốc lá nói chung, nhưng giá trị hàng hóa của TLĐT, TLNN chiếm trên 80%.

“Với thuốc lá mới, tôi chưa nói đến những chính sách về thuế, bởi chưa có điều chỉnh cụ thể, nhưng chỉ tính riêng cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý tang vật tịch thu, tiêu hủy thì trong 4 năm qua, với hàng trăm vụ và hàng trăm nghìn sản phẩm, chi phí cũng lên tới nhiều tỷ đồng”, ông Công cho biết.

Tác hại của thuốc lá nhập lậu không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, ngân sách quốc gia, mà quan trọng hơn là sức khỏe của người sử dụng và cộng đồng. Hút thuốc lá đã độc hại, nhưng thuốc lá lậu thì mức độ độc hại càng khó lường. Đặc biệt, vấn đề trà trộn ma túy, chất cấm vào TLĐT trong những báo cáo mới đây càng cho thấy vấn nạn buôn lậu đang “di căn” đến các vấn đề khác trong xã hội.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng góp ý: “Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lợi nhuận từ sản phẩm nhập lậu thường được dùng để hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp khác, như buôn bán ma túy, mại dâm, rửa tiền…, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá và chống buôn lậu cần chú trọng như nhau

Trong cuộc họp tháng 9/2024 về Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội khuyến nghị, chính sách đối với thuốc lá cần được xem xét kỹ lưỡng tác động đến các bên liên quan để tránh hệ quả tiêu cực. “Thuốc lá không phải là sản phẩm cấm nên cần ứng xử mềm dẻo,” ông Cường khẳng định. Điều này có nghĩa, chính sách cho thuốc lá phải dựa trên vận động của thị trường, cung cầu.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu không có nguồn cung hợp pháp với mức chi phí phù hợp, hầu hết người hút thuốc vẫn không bỏ thuốc như giả thuyết do cơ quan chức năng đặt ra, mà sẽ tìm đến thị trường chợ đen. Số thuế thất thu và thị phần do các cơ quan báo cáo như trên chính là những con số biết nói. Trong tọa đàm ngày 16/10, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cũng nhấn mạnh: “Nếu không có nhu cầu thì chẳng ai buôn lậu làm gì”.

Do vậy, các đại biểu cho rằng không chỉ vấn đề thuế TTĐB mà việc quản lý TLNN, TLĐT cần phải thận trọng, không phải chỉ nhìn thấy một khía cạnh “hại là cấm”. Vì xét cho cùng, thuốc lá nào cũng gây hại, nhưng hướng tiếp cận của Chính phủ là “quản lý để phòng chống tác hại”. Một mặt đáp ứng nhu cầu của người hút thuốc, mặt khác ngăn chặn tác hại của thuốc lá trong cộng đồng.

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo Quốc gia 389 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng cho hay: Nếu cho phép lưu hành thuốc lá mới trong khuôn khổ hoặc sản xuất theo quy định đặt ra, cần có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các sản phẩm này, thì lực lượng chức năng sẽ có cơ sở thực hiện.

Đồng thời, các đại biểu cũng khuyến nghị: Nếu thuốc lá mới nào được xác định là thuốc lá và được quản lý bằng Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, thì các biện pháp chế tài trong luật, kèm thêm lộ trình tăng thuế thuốc lá sẽ là phương pháp chế tài hiệu quả. Để làm điều này, bộ ngành khẳng định phải có pháp lý rõ ràng, riêng rẽ đối với TLNN, TLĐT.

Theo ông Lê Đại Hải, trong các sản phẩm thuốc lá mới thì TLNN dễ dàng nhận diện là sản phẩm thuốc lá vì được sản xuất từ lá thuốc lá như thuốc lá điếu. Cùng có nguồn gốc nguyên liệu thuốc lá, nên đề xuất cấm TLNN trong khi kiểm soát thuốc lá điếu hiện chưa nhận được đồng thuận từ phần lớn bộ ngành. Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ: “Chỉ nên cấm TLNN khi chúng ta cấm được tất cả thuốc lá truyền thống”.

Mặt khác, dưới góc độ tác hại, các bằng chứng đến nay do Bộ Y tế đưa ra vẫn chưa đủ thuyết phục để cấm mặt hàng này.

Trước đó, tại Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV ngày 5/6/2024, đại diện lãnh đạo Bộ trưởng Công thương cũng khẳng định sẽ chờ Bộ Y tế đánh giá chính thức về tác hại của TLNN, TLĐT. Nếu Bộ Y tế khẳng định sản phẩm thuốc lá mới nào có hại sức khỏe tới mức phải cấm, thì cần sớm sửa đổi quy định pháp luật liên quan.

Vấn đề phòng chống buôn lậu thuốc lá đang gặp nhiều thách thức, trong đó chính sách chính là công cụ bảo đảm cho hiệu quả. Theo các đại biểu, cần chính sách rõ ràng đối với từng loại thuốc lá, thuốc lá điếu, TLĐT, TLNN, v.v. với hướng dẫn đầy đủ và sự phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành, trong bối cảnh ghi nhận nhu cầu thực tế từ thị trường. Theo các chuyên gia, nếu chính sách pháp luật chưa phù hợp, mục tiêu giảm tiêu thụ thuốc lá về bản chất chỉ giảm ở thị trường chính ngạch, nhưng lại tăng ở thị trường chợ đen.

Nhiều chuyên gia đề nghị mạnh mẽ chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Đồng thời tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm’, bám sát thực tiễn và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Thận trọng trong chính sách quản lý thuốc lá mới để đạt mục tiêu phòng chống buôn lậu hiệu quả ảnh 2
MỚI - NÓNG
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
SVVN - Ngày 12/11, Quận Đoàn quận Tân Bình phối hợp với Đoàn Học viện Hàng không Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh 86, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật An ninh mạng và nâng cao kỹ năng An toàn trên không gian mạng, năm 2024.
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.