Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.

Thưa ông, sinh viên thời điểm hiện tại có những đặc điểm gì về mặt tài chính? Và điều này ảnh hưởng thế nào đến quản lý tài chính cá nhân?

TS. Khúc Thế Anh: Một trong những điểm khác biệt cơ bản của sinh viên với các nhóm đối tượng khác là thu nhập của sinh viên hiện tại chưa nhiều và chưa đa dạng. Hầu hết sinh viên đều có nguồn thu nhập chính từ gia đình, phần đi làm thêm rất ít. Trong khi đó, nguồn chi tiêu của sinh viên thời điểm hiện tại tương đối nhiều. Ngoài những khoản chi tương đối cố định như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền ăn uống… thì sinh viên còn có những khoản thường xuất hiện như tiền trà sữa hay liên hoan bạn bè. Điều này cho thấy, so với những người từ trên 22 tuổi, sinh viên có ít nguồn thu hơn, và tỷ trọng nguồn chi tương đối cao.

Vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến quản lý tài chính cá nhân của sinh viên. Rất nhiều sinh viên chưa hết tháng đã hết tiền vì vấn đề quản lý các khoản thu chi không tốt. Với một ngân sách hạn hẹp, nhưng các khoản chi thường phát sinh nhiều, nên cách phù hợp nhất là cân đối các nguồn thu chi. Tức là, thay vì cân đối các nguồn thu, sau đó để một phần cho tiết kiệm và đầu tư thì gần như sinh viên sẽ tính ngược lại: các khoản chi tiêu là bao nhiêu, các khoản thu là bao nhiêu rồi mới cân đối tổng số tiền.

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu ảnh 1

TS. Khúc Thế Anh hiện đang là giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Những vấn đề mà các bạn gặp phải nhiều nhất trong quản lý tài chính cá nhân của các bạn sinh viên là gì, thưa ông?

TS. Khúc Thế Anh: Trong quá trình giảng dạy về tài chính cá nhân, điều tôi gặp phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là không lập kế hoạch tài chính, hoặc có lập nhưng không thực hiện. Các bạn sinh viên không xác định số tiền mình cần phải tiêu hàng tháng là bao nhiêu và nguồn thu của mình thế nào. Điều này làm cho sinh viên thường hay bị âm tiền vào cuối tháng. Một vấn đề khác mà tôi nhận thấy: nếu thu lớn hơn chi, các bạn thường ít để tâm đến số tiền đó, dù rằng phần dư đó có thể tiết kiệm hay đầu tư.

Một góc độ khác mà tôi nhận thấy: sinh viên ít khi (dám) nhìn lại các khoản chi tiêu của mình. Nguyên nhân bởi các bạn ngại hoặc sợ nhìn vào số tiền mà mình đã tiêu, và liệu trong tương lai có thể rút kinh nghiệm hay không.

Sự phát triển của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như internet banking, thẻ ngân hàng đang thay đổi cách sinh viên quản lý tài chính cá nhân. Mọi giao dịch từ nhỏ nhất đều có thể được thực hiện qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng, nhưng điều này cũng dẫn đến nguy cơ tiêu xài quá mức. Ông có thể gợi ý những cách cụ thể giúp sinh viên theo dõi và kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày của mình trong thời đại số?

TS. Khúc Thế Anh: Các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân không chỉ có ở các ngân hàng mà còn từ phía các công ty công nghệ tài chính khác. Các bạn có thể sử dụng một ứng dụng bất kì để lưu trữ thông tin tài chính của mình. Các ứng dụng này sẽ cho các bạn sinh viên biết thực tế số tiền mà mình có ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu để cân đối các khoản chi tiêu hay đầu tư của mình.

Một số ứng dụng còn cho phép các bạn sinh viên gửi tiết kiệm tích lũy để hưởng lãi. Nếu có tiền nhàn rỗi, các bạn có thể gửi tiếp để sinh lời. Dù lãi suất không cao, số tiền gửi không lớn, nhưng nó sẽ giúp các bạn quản lý tốt hơn số tiền của mình.

Trong thời đại số, việc tiếp cận thông tin và kiến thức tài chính đã trở nên dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng làm nảy sinh nhiều thông tin không chính xác hoặc lừa đảo. Sinh viên, với ít kinh nghiệm, rất dễ bị thu hút bởi các hình thức lừa đảo, tín dụng đen. Ông có lời khuyên nào để giúp sinh viên có thể phân biệt được các nguồn thông tin tài chính đáng tin cậy và tránh được những cạm bẫy tài chính phổ biến hiện nay?

TS. Khúc Thế Anh: Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi từ phía các bạn sinh viên: sẽ làm gì khi thiếu tiền. Trong khi đó, hầu hết các bạn đều dùng điện thoại thông minh và có rất nhiều các ứng dụng như Facebook, Tiktok… Các quảng cáo trên đó rất nhiều và các nguồn thông tin về tín dụng đen cũng không phải hiếm. Để phòng tránh được tín dụng đen, trước hết phải xuất phát từ việc quản lý các dòng tiền. Ngoài ra, nếu bắt buộc phải vay tiền, các bạn nên tìm đến các tổ chức được cấp phép bởi ngân hàng nhà nước, và có thể tra cứu thông tin trên mạng. Các đánh giá của người dùng trước trên AppStore hay CH Play cũng nên được cân nhắc, bởi nhiều người đã dùng và sẽ đưa đánh giá. Tốt nhất là các bạn nên đọc các đánh giá 1 sao trước để thấy những mặt trái của các ứng dụng vay tiền nhanh.

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng cần thiết, nhưng lại chưa được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhiều chương trình đào tạo ở các trường đại học. Nhiều sinh viên chỉ bắt đầu quan tâm đến vấn đề này khi đã phải đối mặt với những khó khăn tài chính trong thực tế. Ông có thể cho biết vai trò của việc giáo dục tài chính ngay từ sớm đối với sinh viên và làm thế nào để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng này trong giới trẻ hiện nay?

TS. Khúc Thế Anh: Việc giáo dục tài chính cần được đưa vào chương trình giảng dạy của các nhà trường từ sớm. Các nước có nền tài chính phát triển trên thế giới đều đã giảng dạy các nội dung liên quan đến tài chính cá nhân từ cấp hai hoặc cấp ba. Các bạn học sinh đã được học cách tiếp cận với tiền, quản lý và sử dụng tiền theo từng mục đích và hoàn cảnh. Điều này sẽ hình thành nên các thói quen về tài chính cũng như quản lý tài chính.Tôi cũng cho rằng, việc tham gia các chương trình game show về quản lý tài chính cá nhân sẽ tạo ra sự lan tỏa cho các bạn sinh viên. Tuy vậy, một số khái niệm vẫn tương đối xa lạ với các bạn sinh viên không phải khối kinh tế. Do vậy, tôi thấy rằng việc đưa các kiến thức về tài chính cá nhân vào các chuyên đề hoặc các học phần cho sinh viên đại học rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho sinh viên có thể quản lý tài chính cho chính mình thời điểm hiện tại, và quản lý tài chính gia đình sau này.

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu ảnh 2

TS. Khúc Thế Anh nhận định việc giáo dục tài chính cần được đưa vào nhà trường từ sớm.

Cuối cùng, ông có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên để quản lý tốt hơn tài chính cá nhân không?

TS. Khúc Thế Anh: Tôi thường hay khuyên các bạn sinh viên phải lập kế hoạch về tài chính cá nhân. Các khoản thu của các bạn là bao nhiêu, các khoản chi gồm những gì. Các bạn cần cố gắng cân đối thu chi. Tôi rất đồng cảm với các bạn nếu các khoản tiền bị âm, nhưng cần phải tìm nguồn để cân đối. Nếu số tiền còn dư, các bạn nên gửi tiết kiệm qua app của các ngân hàng, hoặc thử đầu tư.

Cuối tháng hoặc một thời điểm nào đó, các bạn phải xem xét các khoản thu và chi của mình để thấy khoản nào lớn nhất, và cần phải điều chỉnh ra sao. Việc tạo ra thói quen tài chính và sau đó là kỷ luật tài chính rất quan trọng trong việc quản lý dòng tiền của các bạn sau này.

Trân trọng cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
SVVN - Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ lần đầu tiên được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Bộ GD - ĐT đã chủ động xây dựng đề thi tham khảo từ rất sớm, tạo điều kiện để các trường, giáo viên và học sinh có thể chủ động trong dạy và học. Đề thi tham khảo năm nay được công bố sớm hơn gần 5 tháng so với các năm trước, giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.