Cuốn nhật ký 500 trang được viết bằng nét chữ ngay ngắn cách đây 75 năm bởi một sỹ quan Đức tên là Egon Ollenhauer thuộc lực lượng vũ trang Waffen Schutzstaffel (Waffen-SS) với bí danh "Michaelis". Theo đó, có khoảng 28 tấn vàng và 47 bức tranh của các họa sĩ bậc thầy như Botticelli, Rubens, Caravaggio... bị đánh cắp khỏi các viện bảo tàng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã được Đức Quốc Xã cất giấu.
Egon Ollenhauer viết trong nhật ký cho biết Adolf Hitler đã ra lệnh cất giấu 260 xe chở kho báu ở 11 địa điểm rải rác trên khắp Ba Lan trước khi Hồng quân Liên Xô tiến đánh. Nhà sử học Konstantin Zalessky cho rằng: "Đây là một phát hiện gây chấn động toàn thế giới, bởi giá trị kho báu lớn đến mức không tưởng, khiến người ta nghi ngờ liệu có phải đó là sự thật hay không? Bởi 260 tài xế lái 260 chiếc xe tải kho báu đó đến giờ vẫn là một bí ẩn dường như chưa từng tồn tại." Tuy nhiên tính xác thực của nó đã được xác nhận bởi năm viện nghiên cứu của Đức, cho dù kết luận của họ không được công khai trên mặt báo. Đặc biệt là mới đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một khu phức hợp ngầm khổng lồ, tuyệt mật được gọi là khu phức hợp Riese nằm sâu trong vách dãy núi Owl (nhánh phụ của dãy núi Sudetes vĩ đại chạy dài hàng trăm km dọc biên giới Ba Lan - Séc ở phía Nam) được cho là cách mà vàng của Đức Quốc xã được vận chuyển khắp Ba Lan.Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, những người có thông tin về dự án Riese thường chết không rõ nguyên nhân, đặc biệt là những người sắp tiết lộ "bí mật chấn động" với thế giới. Điều đó dẫn đến giả thuyết về sự không tồn tại của 260 tài xế lái 260 chiếc xe tải kho báu trở nên rõ ràng hơn.
Nhật ký nói về các thành phố giấu kho báu ở Nam Selsia, Tây Nam Ba Lan, giáp với Cộng hòa Séc. Một trong những hầm chứa kho báu được cho là nằm dưới đáy Hồ Toplitz ở Áo nằm cách thành phố Salzburg 100 km, một hầm khác nằm trong căn phòng Hổ phách huyền thoại - nếu không có, thì nhiều khả năng hơn, đã bị thiêu rụi trong một cuộc không kích vào Königsberg vào mùa Hè năm 1944 và một hầm khác nằm trong một cái giếng sâu Cung điện Hochberg ở phía Tây Nam Ba Lan.
Trong nhiều thập kỷ, những kẻ săn tìm kho báu đã không thành công khi săn lùng cái gọi là "vàng của Đế chế thứ 3" và các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm nó. Có những truyền thuyết về một đoàn tàu bọc thép chứa đầy những thỏi kim loại quý, đã rời Đức và biến mất không dấu vết ở Ba Lan. Tuy nhiên, có những ví dụ trong lịch sử khi có thể xếp vào kho chứa của Đức Quốc Xã. Chẳng hạn như nhà sử học Oleg Khlobustov nhớ lại: “Một kho tranh ảnh Dresden được giấu ở một trong những mỏ muối, được quân nhân Liên Xô phát hiện và rà phá bom mìn, đưa về Liên Xô, khôi phục và trả lại cho Dresden vào năm 1955”.