Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tự nhận mình từng “học rất tệ”, Nguyễn Khánh Linh mô tả hành trình tại Arena của mình như một cuộc lội ngược dòng, là hành trình trút bỏ lớp vỏ an toàn để trở thành một con người chuyên nghiệp và biết yêu bản thân hơn.
Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 1

Biết đến rồi nhập học Arena Multimedia một cách khá tình cờ, Nguyễn Khánh Linh cũng không ngờ rằng 3 năm ở đây lại giúp cô thay đổi hoàn toàn, từ một cô bé mang nhiều mặc cảm tự ti và không chú tâm học tập trở thành một nhà sáng tạo bản lĩnh, chuyên nghiệp cả về kỹ thuật lẫn quản lý nhân sự. Nhìn lại một chặng đường nhiều cảm xúc, Khánh Linh không khỏi bất ngờ và tự hào về những gì mình đã trải qua.

Trước khi đến với Arena, Linh có dự định nào khác không? Và đó là mong muốn của Linh hay định hướng của gia đình?

Trước khi đến Arena, mình có rất nhiều dự định khác nhau, ví dụ như thi Ngôn ngữ Hàn hoặc Pháp y. Đó là điều mình muốn, còn gia đình thì định hướng mình theo hội hoạ vì từ bé đến giờ mình bộc lộ năng khiếu rõ nhất ở mảng hát và vẽ. Ba mình ngày xưa là nghệ sĩ điêu khắc gỗ nên từ mình đã được tiếp xúc với tranh, giấy, mực, được ba chỉ dạy từ sớm, từ đó dần càng phát triển năng khiếu ở mảng này.

Từ đâu Linh biết mình có đam mê với ngành sáng tạo và quyết định theo đuổi đam mê tại Arena?

Thú thật là thời phổ thông mình học không quá tốt. Định hướng năm cuối cấp của mình là học một ngành ngôn ngữ để trở thành phiên dịch viên, hoặc thử theo hướng nghệ thuật vì sở hữu khả năng vẽ khá tốt. Tại thời điểm đó mình không biết nhiều về các trường đào tạo ngành sáng tạo, nhưng may mắn vô tình được bạn giới thiệu nên đã quyết định thử sức với kỳ thi tuyển của Arena Multimedia.

Khi dự thi, mình thật sự rất bất ngờ với bộ câu hỏi của trường. Bản thân mình cảm thấy không một ngôi trường nào lúc ấy cho mình cảm giác gần gũi và đáng tin cậy đến vậy, vì bài thi ấy là bài kiểm tra về chính bản thân mình, để đánh giá xem mình có phù hợp với trường hay không. Bộ đề của trường khiến mình cảm thấy “à, hoá ra bản thân cũng có không ít ưu điểm”, khiến mình hy vọng rằng mình sẽ phát triển tốt nếu theo con đường này.

Sau khi tìm hiểu thêm nhiều thông tin, mình mới thật sự hiểu ngành này rộng đến mức nào, và thế là đi đến quyết định: Phải thử.

Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 2

Nhưng thuyết phục gia đình không phải việc dễ dàng. Thời gian đầu, mình vẫn phải học song song Mỹ thuật đa phương tiện và Ngôn ngữ Anh tại một trường đại học khác. Nhưng sau ít tháng, do khó sắp xếp lịch học và không cảm thấy phù hợp, mình quyết định chỉ chọn và tập trung vào Mỹ thuật đa phương tiện thôi.

Được biết Linh cùng đồng đội của mình đạt được giải nhất cuộc thi 100Hrs – A Global Creative Marathon. Theo đó, các đội tham gia phải sản xuất một bộ phim Hoạt hình 3D ngắn. Vì sao bạn quyết định tham gia cuộc thi này? Có phải là vì trong các học kỳ của Arena, bạn thích nhất là kỳ 3D không?

Mình tham gia cuộc thi này vì nhận được lời mời từ một người thầy. Thầy rất giỏi và tận tâm, lo cho chúng mình từng chút một, và các bạn trong đội cũng rất giỏi. Cuộc thi giúp mình cảm thấy tự hào về bản thân vì đã vượt qua được vùng an toàn. Mình cũng học được rằng “giỏi” bắt nguồn từ “chăm chỉ”, miễn là mình đủ đam mê, đủ chăm chỉ sẽ đạt được thành quả.

Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 3

Còn về học kỳ yêu thích nhất, mình thích cả hai mảng Quay dựng phim (kỳ 3A) và 3D (kỳ 3B). Làm phim là mảng mình có nhiều kỹ năng, còn 3D là mảng mình muốn theo đuổi và học hỏi thêm vì nó rất tiềm năng, và mình không bao giờ thấy chán khi làm 3D cả.

Ngoài những giờ học trên lớp, Arena thường xuyên tổ chức, phát động các cuộc thi về sáng tạo để học viên được cọ xát thực tiễn, nâng cao kỹ năng, bạn có đánh giá như thế nào về những hoạt động này của Arena?

Thú thật mình rất ít tham gia các cuộc thi do trường tổ chức nên không thể đánh giá nhiều. Tuy nhiên mình đã có dịp được tiếp xúc với một số bạn từng tham gia Show It NOW, và họ thật sự rất giỏi. Lúc trước mình nghĩ những cuộc thi này thật mất thời gian, nhưng sau khi gặp những người tài năng, và bản thân cũng vừa trải qua một cuộc thi, mình nhận ra những cuộc cọ sát này rất bổ ích, giúp chúng mình nâng cao cả lý thuyết lẫn kỹ năng.

Được biết hiện tại Linh đang thực tập tại Alien Media, bạn thực tập ở vị trí gì và theo bạn, những kiến thức học tại Arena đã giúp ích gì trong quá trình thực tập, làm việc?

Hiện mình đang thực tập ở vị trí Intern Post-Producer. Nhưng cụ thể hơn thì mình được trải nghiệm một chút ở mỗi mảng chứ không hề bị bó buộc vào mảng hậu kỳ. Thời kỳ thực tập là để thử sức với nhiều thứ, từ quản lý file đến quản lý nhân sự, để tìm được định hướng đúng cho bản thân.

Những kiến thức tích cóp được trong thời gian học ở Arena giúp ích về mặt quy trình. Quy trình ở mỗi công ty có chút khác biệt so với lý thuyết ở trường, nhưng nhờ nắm được kiến thức cơ bản nên mình nắm được những điều cần thiết để tạo ra sản phẩm. Việc học ở Arena cũng giúp mình có kiến thức nền tốt để xử lý các vấn đề thiên về kỹ thuật.

Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 4

Có kỷ niệm vui, buồn hay đáng nhớ nào trong khoảng thời gian học tại Arena Multimedia mà Linh nhớ mãi không?

Kỷ niệm vui thì có rất nhiều, nhờ thầy cô, bạn bè, rồi cảm xúc mỗi lần hoàn thành đồ án. Nhớ hoài là những kỉ niệm về thầy cô. Mình thuộc tuýp người dễ bộc lộ cảm xúc, vì thế nếu thích ai mình sẽ thường theo họ để học hỏi, nhờ phản ứng tự nhiên đó mà mình có cơ hội được chỉ bảo cho nhiều kinh nghiệm gần gũi hơn.

Chuyện buồn cũng có chứ. Mình khá hối tiếc về học kỳ 1. Thời gian đầu phổ thông mình được vào lớp chọn, làm lớp phó học tập, làm ban chủ nhiệm Đoàn trường, được thầy cô yêu quý, mọi thứ rất suôn sẻ. Nhưng rồi do một số chuyện cá nhân mà mình như đánh mất khá nhiều thứ. Chuyện này diễn ra đến tận khi mình theo học ở Arena. Từ kỳ 1 đến đầu kỳ 2, mình vẫn buông thả học tập. Thế nên giờ mình hối tiếc rằng nếu bản thân nghiêm túc hơn, chăm chỉ hơn trong kỳ đầu tiên đó thì mình sẽ giỏi hơn rất nhiều, tự tin vào bản thân hơn.

Từ học kỳ 2, mình như một học sinh quậy phá vượt khó vậy, vì may mắn quen với những người rất giỏi, từ đó cũng có động lực để thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn. Vì thế đến nay nhìn lại, mình hối tiếc vì đã không đủ chăm chỉ, cũng như không tự tin để tham gia những cuộc thi nhiều hơn. Cái cảm giác khi mình được giải thưởng và được khen ngợi, thật sự rất “đã”, nó khiến mình có động lực để cố gắng hơn, tin vào bản thân hơn.

Khi học tại Arena bạn phải trải qua 4 học kỳ với 4 đồ án và rất nhiều bài tập, bạn có áp lực với cường độ project dày như vậy không? Nếu có, bạn đã làm thế nào để vượt qua những áp lực và khó khăn đó?

Khối lượng bài tập và đồ án trường giao thật sự khá nặng. Và hẳn nhiên khối lượng công việc còn phụ thuộc vào việc nhóm muốn làm ra sản phẩm như thế nào. Nếu muốn mục tiêu sản phẩm hạng nhất thì lượng việc cần làm là rất nhiều. Có những tháng làm đồ án, mình áp lực đến chảy máu mũi liên tục. Có lần chúng mình đã phải đề nghị nhà trường giúp đỡ dời lịch nộp đồ án và được chấp thuận.

Trải qua 4 kỳ, đối với mình như một hành trình “lội ngược dòng”, được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc từ một người kém nhất đến một người có đồ án xuất sắc như Thiết kế giao diện app game “Sử Chiến”hay 3D Game Design Thần Tích Sơn Thủy. Kỳ 1, kỹ năng mình vẫn chưa đủ, nhưng dần dần đến kỳ 3, mình đã ổn hơn nhiều và có thể giúp đỡ được người khác.

Ở học kỳ 4, mình học được một bài học rất lớn về teamwork. Đây là dự án mình đóng vai trò dẫn dắt. Vì năng lực của các bạn không đồng bộ nên tụi mình đã gặp phải không ít khó khăn. Sau dự án này, mình như thoát khỏi con người an toàn trước đây, trở nên chủ động hơn, kỹ tính hơn, thẳng thắn hơn, biết cách giao tiếp sao cho hiệu quả và dường như không còn sợ gì cả.

Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 5

Linh có thể chia sẻ một chút về kế hoạch sự nghiệp sắp tới không?

Hiện tại mình vẫn sẽ tiếp tục công việc ở Alien Media, song song đó học thêm nhiều kỹ năng về kỹ thuật, bổ sung các kỹ năng mảng 3D. Với bản thân mình thì cuộc thi 100Hrs – A Global Creative Marathon đã mở ra bước ngoặt lớn, giúp mình tự tin để khám phá bản thân hơn. Vì thế hiện tại mình vẫn đang trong giai đoạn cảm thấy bản thân có thể, có quyền thử nhiều thứ. Còn về tương lai, mình có mong muốn trở thành người truyền cảm hứng, và nhà sản xuất hậu kỳ - một người vừa có thể quản lý nhân sự vừa giỏi kỹ thuật. Hoặc theo hướng kỹ thuật 3D vì mình nắm vững các kỹ năng thuộc mảng này.

Cuối cùng, bạn hãy gửi vài lời chia sẻ đến các bạn trẻ đam mê nghệ thuật, sáng tạo mà vẫn còn phân vân với đam mê của mình nhé!

Không biết đây là lời mình muốn nói với các bạn hay với chính mình năm 18 tuổi. Mình ở hiện tại đã là một phiên bản tốt hơn của năm 18. Ở chỗ là mình yêu bản thân hơn, biết rõ khả năng của mình, mặc dù vẫn còn trắc trở nhưng hài lòng và hạnh phúc với những gì mình có.

Mình đã từng là một trong những người tiêu cực nhất, dễ bị cảm xúc chi phối nhất. Mình từng là người học rất tệ, từng xảy ra những chuyện nghĩ rằng không thể vực dậy. Mình hy vọng nếu có những lúc các bạn cũng gặp chuyện tệ hại và không có ai bên cạnh cả, thì hãy nghĩ đến mục đích của mình, hoặc tưởng tượng ra nếu mình đạt được những điều mong muốn thì sẽ tuyệt vời đến thế nào.

Một trong những việc đơn giản nhất bạn có thể thử là hãy tham gia các cuộc thi liên quan đến lĩnh vực bạn hứng thú, vì chúng sẽ cho bạn kinh nghiệm, kỹ năng, cũng như khám phá nhiều hơn về bản thân. Và mình cũng từng được bảo rằng: “Học ngành này, đừng lo cá tính mình mạnh hay yếu.” Hãy là chính mình, là phiên bản đơn giản nhất, chấp nhận bản thân mình và dùng sự chân thành để chinh phục người khác.

Nguyễn Khánh Linh: Thoát khỏi vùng an toàn để yêu bản thân mình hơn ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cô nàng sinh viên đến từ vùng núi Tây Bắc và hành trình lan tỏa những giá trị bền vững cho cộng đồng

Cô nàng sinh viên đến từ vùng núi Tây Bắc và hành trình lan tỏa những giá trị bền vững cho cộng đồng

SVVN - Là một người con của vùng núi Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng đầy thiếu thốn, Đặng Thị Thu Ngân - sinh viên năm ba ngành Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, không chỉ đạt thành tích xuất sắc trong học tập, mà còn trở thành một thủ lĩnh tài ba trong công tác xã hội, lan tỏa giá trị bền vững và niềm tin về những điều tốt đẹp.
Chàng sinh viên 5 tốt tài năng với những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Chàng sinh viên 5 tốt tài năng với những dự án khởi nghiệp sáng tạo

SVVN - Nguyễn Việt Hoàng, sinh năm 2004 đến từ Hà Tĩnh, hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với GPA ấn tượng 3.80/4.0. Việt Hoàng còn là một gương mặt tiêu biểu trong phong trào Đoàn – Hội và khởi nghiệp. Với loạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" tiêu biểu cấp thành phố cùng những dự án sáng tạo như DaNa Green - Khi rác không chỉ để thải, Hoàng khẳng định tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Vượt lên giới hạn ngành học để theo đuổi đam mê sáng tạo của cô nàng 2003

Vượt lên giới hạn ngành học để theo đuổi đam mê sáng tạo của cô nàng 2003

SVVN - Nguyễn Đỗ Trâm Anh (22 tuổi), sở hữu kênh TikTok “trâm anh ngdo” thu hút hơn 154.000 lượt theo dõi, cô gái trẻ không ngừng khẳng định dấu ấn riêng qua những nội dung sáng tạo. Song song với hoạt động trên mạng xã hội, cô hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Tiếng Pháp thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương.
Nhờ động lực noi gương nữ sinh đạt mục tiêu với trải nghiệm sống đáng nhớ

Nhờ động lực noi gương nữ sinh đạt mục tiêu với trải nghiệm sống đáng nhớ

SVVN - Nguyễn Hoàng Việt Anh là sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi. Nhờ động lực noi gương, nữ sinh đến từ Thạch Thất, Hà Nội đã đạt được một số thành tựu đáng tự hào và mong muốn cống hiến hết mình, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng.
Hương sen trên đất phù sa: Hành trình tỏa sáng của nữ sinh ngành Luật

Hương sen trên đất phù sa: Hành trình tỏa sáng của nữ sinh ngành Luật

SVVN - Hành trình của Trần Như Quỳnh, sinh viên năm cuối ngành Luật Đầu tư và Kinh doanh tại trường Đại học Tài chính Marketing, là bản hòa ca của nghị lực, lòng nhân ái và khát vọng vươn lên. Từ những ngày đầu chông chênh, Quỳnh đã biến khó khăn thành động lực, vượt qua giông bão để tỏa sáng rực rỡ. Câu chuyện của cô không chỉ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ mà còn khẳng định sức mạnh của sự nỗ lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Vũ Văn Oánh - Nam sinh với thành tích học tập ấn tượng và nghệ thuật cân bằng cuộc sống

Vũ Văn Oánh - Nam sinh với thành tích học tập ấn tượng và nghệ thuật cân bằng cuộc sống

SVVN - Vũ Văn Oánh (2004) sinh viên năm 3 ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tinh thần ham học hỏi và sự nỗ lực không ngừng, Vũ Văn Oánh trở thành một trong những sinh viên tiêu biểu với thành tích học tập ấn tượng cùng GPA 3.84/4.0. Bên cạnh đó còn tích cực tham gia nhiều hoạt động đoàn hội, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng sinh viên.
Nữ Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương cùng hành trình khẳng định tài năng tại môi trường quốc tế

Nữ Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương cùng hành trình khẳng định tài năng tại môi trường quốc tế

SVVN - Trần Trang Nhung, sinh viên năm 3 ngành Sư phạm tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), Đại học Quốc gia Hà Nội vừa vinh dự nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương năm học 2023-2024. Bên cạnh đó, nữ sinh xuất sắc nhận học bổng trao đổi 1 năm tại Đại học Aoyama Gakuin (Nhật Bản) và học bổng du học PLUS AGU Scholarship 2024 cùng nhiều thành tích tiêu biểu.
Nam sinh quê Yên Bái chọn khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam để theo đuổi đam mê

Nam sinh quê Yên Bái chọn khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam để theo đuổi đam mê

SVVN - Trần Chiến Thắng (sinh năm 2005, quê Yên Bái) hiện là sinh viên năm 2 ngành Quản trị Dịch vụ và Lữ hành tại Trường Đại học Đại Nam. Niềm đam mê du lịch của Thắng bắt đầu từ thời cấp 3, với khát khao khám phá văn hóa và con người khắp mọi miền. Những chuyến đi ngoại khóa do nhà trường tổ chức đã giúp Thắng nhận ra rằng du lịch không chỉ là hành trình khám phá mà còn là cầu nối gắn kết con người và văn hóa.
Gieo yêu thương, gặt trưởng thành: Hành trình đáng nhớ của một cô gái yêu sách và thích trải nghiệm

Gieo yêu thương, gặt trưởng thành: Hành trình đáng nhớ của một cô gái yêu sách và thích trải nghiệm

SVVN - Đinh Thị Thu Phương (sinh năm 2003), sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn hóa Truyền thông tại Học viện Hành chính Quốc gia, không chỉ là một Phó Chủ nhiệm nhiệt huyết của CLB Sách NAPA trong suốt nhiệm kỳ của mình, mà hiện tại Phương còn đảm nhận chức vụ Ban tổ chức, tiếp tục phát huy vai trò của mình trong các chương trình cộng đồng ý nghĩa.