Cô MC trường báo: Luôn phải sống tử tế và sẵn sàng làm việc
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
SVVN - Lê Bảo Ngân (sinh năm 2001), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô nàng chính là một trong hai thủ khoa đầu vào khối R16 Báo truyền hình năm 2019 với số điểm 26,27. Với niềm đam mê cây mic, Ngân đang thử sức với rất nhiều công việc khác nhau để trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân.
Năm ba, Ngân đạt học bổng của trường với GPA 4.0.
Mình bắt đầu công việc MC/người dẫn chương trình tự do từ năm hai đại học. Đồng thời là cộng tác viên chuyên trang Cục An toàn Thực phẩm và là thực tập sinh của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Những công việc trên đều nằm trong kế hoạch phát triển của bản thân mình ngay từ những ngày đầu chọn nghề báo. Công việc viết lách đã cho mình cơ hội được áp dụng kiến thức lý thuyết trên trường học vào thực tế, mình được theo đuổi một cách bài bản ngành nghề mình yêu thích từ khi còn nhỏ. Nghề dẫn cho mình cơ hội được gặp gỡ nhiều người tài giỏi, lĩnh hội kiến thức thực tế thông qua các buổi talkshow, tọa đàm, event… Nhìn chung, các công việc làm thêm đã tôi luyện cho mình bản lĩnh, kỹ năng và đặc biệt là tình yêu với nghề báo nói chung và nghề dẫn chương trình nói riêng.
Ngay từ đầu lựa chọn ngành để thi đại học, gia đình và bạn bè mình đều phản đối và ngăn cản nhưng bản thân mình vẫn quyết định chọn. Trong hai năm đầu tiên theo học nghề báo mình không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng đến năm ba mình đã quyết định đăng ký học vượt tín chỉ. Đây là thời điểm dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới các mặt đời sống, mình vừa lang thang các trang tìm MC để kiếm công việc làm thêm, vừa phải đáp ứng hiệu quả học online, khi số lượng môn mình lựa chọn học khá nhiều.
Thời điểm ấy mọi hoạt động công việc của mình đều bị ngưng trệ, mình gần như không có nguồn thu do số show dẫn ít và nhất là hình thức dẫn online thường không được chi trả nhiều. Mình từng có cảm giác chán nản và hoài nghi về lựa chọn ngành, nghề của mình. Mỗi ngày đều lặp lại giống nhau khi mình chỉ có thể ở nhà, lướt các trang thông tin để tìm việc, rồi lại tới giờ học, cảm giác sốt ruột thôi thúc mình phải tìm việc gì đó để làm. Suy nghĩ “phải tìm việc gì đó để làm” đã giúp mình vượt qua khoảng thời gian đó. Mình đã liên tục đăng ký các công việc kể cả với mức lương thấp, dẫn chương trình online ở nhà với phông xanh, đèn đóm, trang phục, makeup đều tự tay chuẩn bị. Cuối cùng thì mọi thứ cũng khá hơn, công việc trở nên thuận lợi hơn với kỹ năng và kinh nghiệm mình được rèn luyện và đặc biệt mình đã hoàn thành hiệu quả học tập, khi năm học đó mình đạt học bổng của trường với GPA tròn 4 chấm.
Mình vẫn nhớ lần đi quay trải nghiệm làm chuồn chuồn tre tại Thạch Thất, Hà Nội. Mình là nhân vật trải nghiệm, từ đầu đến cuối tất cả các shot quay đều rất thành công. Cho đến khi ekip muốn quay một vài cảnh trám tại một quả đồi (núi) gần đó. Mình được yêu cầu đi lại thăm thú cảnh quan, đang quay rất mượt thì đột nhiên có một con rắn xanh lè rơi từ trên cành cây xuống ngay sát chân mình. Mình hoảng dã man, nhưng chợt nhớ ra vẫn đang quay thế là mình nhìn máy quay xong bảo: “Ở đây đúng là thiên nhiên hoang dã, ngay dưới chân Bảo Ngân là một chú rắn màu xanh lục rất đẹp thưa quý vị”. Mình vừa nói, khóe miệng còn giật giật cứng đờ vì sợ nhưng vẫn cố gồng để cười.
Do mình vốn yêu thích nghề dẫn và được trở thành thành viên của CLB AMC (một câu lạc bộ MC nổi tiếng ở trường Báo). Từ đó mình chủ động tìm hiểu và bám nghề nhiều hơn. Trong quá trình theo nghề, mình tự nhận thấy là “trộm vía” không nhiều khó khăn. Vì mình sớm định hình được phong cách dẫn của bản thân và đặc biệt mình có khát khao được chứng tỏ bản thân rất nhiều. Mình khá tự tin vào tư duy biên tập của bản thân và điều đó là “vũ khí” mỗi khi dẫn bất kì chương trình nào của mình. Mình nghĩ kiến thức và trí tuệ là điều kiện không thể thiếu của một người MC giỏi.
Những ngày đầu tiên mình biết đến với nghề dẫn chương trình là do vẻ “hào nhoáng” của nó đem lại, nhưng có lẽ đến thời điểm hiện tại mình ở lại với nghề là do sự “khốc liệt” và thực tế của nó. Sự khốc liệt của nghề này không chỉ đến từ yếu tố cạnh tranh với người khác, mà còn đến từ sự cạnh tranh với chính bản thân mình. Mình phải không ngừng học hỏi, trau dồi, để bản thân mình tốt hơn, giỏi hơn ngày trước.
Với mình mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng. Việc sớm nhận thức khả năng và đam mê của bản thân sẽ rút ngắn thời gian cho bạn trong quá trình chuẩn bị để tạo ra giá trị vật chất, kinh tế, hay những đóng góp thực tiễn cho xã hội. Nhưng việc sống có ích cho xã hội không chỉ đơn thuần đến từ những đóng góp về mặt kinh tế, nó còn là sự tử tế giữa người với người, cách bạn đối xử với người khác… và điều này cần sự rèn luyện.
Trong cuộc sống, mình nghĩ động lực lớn nhất giúp mình vượt qua khó khăn đó là những thứ mình khao khát có được. Có những ngày phải đi quay ở tỉnh từ sáng sớm đến tối, đêm về lại mở máy tính làm bài tập, định nghĩa về thời gian của mình gần như không có, thể xác kiệt quệ nhưng chỉ cần nghĩ tới sau chuỗi ngày này, mình sẽ có đủ khoản tiền để mua một món quà giá trị cho người thân, mọi khó khăn đều trở thành động lực. Mình tự thấy mình rất thực tế, dựa vào những gì mình khát khao, mình sẽ cố gắng bằng được để giành lấy nó. Mình nhìn thấy bản thân của tương lai khi cuộc sống đã gặt hái được một số thành tựu đáng tự hào. Có thể là mình sẽ là một cô MC bận tối ngày, cũng có thể sẽ là một cô nhà báo lăn xả với nghề, nhưng chắc chắn mình sẽ phải là một người tử tế, có lý tưởng và sẵn sàng làm việc vì lý tưởng ấy.
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...
SVVN - TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) tiếp tục được thực hiện theo hướng phát triển ổn định, căn cứ trên nền tảng của giai đoạn trước.
SVVN - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định về hình thức tổ chức, mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn giữ ổn định trong năm 2024.
SVVN - Ma Kim Hồng - sinh viên năm 3 ngành Văn học là Uỷ viên Ban Thư ký Hội Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Hồng là một cô gái rụt rè, nhút nhát nhưng có niềm yêu thích đặc biệt với công tác Đoàn - Hội. Nuôi dưỡng tình yêu Đoàn - Hội từ đó, lên đại học cô gái đã tìm hiểu và tham gia tổ chức Hội Sinh viên và trở thành Cộng tác viên của Hội Sinh viên trường ngay từ năm nhất.
SVVN - Là sinh viên năm thứ ba ngành Bác sĩ Y khoa - Đại học VinUni, ít ai biết rằng ngoài việc tìm hiểu về bệnh học cũng như tham gia các hoạt động học thuật, Lê Vân Khanh còn là cái tên góp phần kiến tạo nên nhiều dự án lớn, trong đó có Giải Vô địch Tranh biện Thế giới bậc Trung học 2023 (WSDC - World Schools Debating Championship) với vai trò Phó Trưởng Ban tổ chức.
SVVN - Nguyễn Thanh Huyền (21 tuổi, đến từ Hải Dương) là sinh viên năm cuối Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) chuyên ngành Kinh tế Quốc tế CLC, thuộc Viện Đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE. Dành niềm say mê đối với việc nghiên cứu và phân tích kiến thức kinh tế vĩ mô, Thanh Huyền nhận được nhiều học bổng khuyến khích học tập cùng giải thưởng nghiên cứu khoa học, là tác giả nhiều bài báo nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành, quốc tế.
SVVN - Đoàn Đình Long là sinh viên năm 4 khoa Du lịch học, Trường Đại học Mở Hà Nội luôn năng động, cố gắng hết mình trong thời gian là sinh viên. Anh là sinh viên có thành tích học tập tốt, đồng thời còn là một cán bộ Đoàn - Hội nhiệt thành, năng nổ. Dù đã gặt hái được khá nhiều thành tích nhưng Long vẫn không ngừng cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
SVVN - Lê Trịnh Bích Liên (sinh năm 2005), là sinh viên năm nhất tại khoa Dược, Trường Đại học Văn Lang. Liên được biết đến là một nữ sinh tài năng sở hữu loạt huy chương trong các giải Võ cổ truyền lớn nhỏ. Ngoài ra, nhờ sự cố gắng trong học tập, cô nàng đạt học bổng tài năng 100% học phí toàn khóa.
SVVN - Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 đã thành công tốt đẹp. Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính Vũ Thị Ngọc tiếp tục được hiệp thương bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP. Hà Nội. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn nhanh nhân vật đặc biệt này.
SVVN - Cao Viết Toàn (sinh năm 2001) là người con của dân tộc Mường quê Thanh Hóa. Anh đang theo học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Vinh. Là sinh viên năm cuối, Toàn đã luôn phấn đấu cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn và áp lực trong quá trình học tập. Hiện anh đang giữ các chức vụ: Ủy viên BCH Đoàn Trường Đại học Vinh, Ủy Viên BCH Hội sinh viên Trường Đại học Vinh, Phó Bí thư Liên chi Đoàn kiêm Liên chi Hội trưởng Liên chi Hội sinh viên Trung tâm GDQP&AN.
SVVN - Tối 21/10, cuộc thi Hoa khôi Kinh tế phát triển 2023 đã chính thức được tổ chức quy tụ đông đảo sinh viên, giảng viên, phụ huynh và các nhà tài trợ. Đây là một dịp quan trọng để tôn vinh sắc đẹp, tài năng, đạo đức và bản lĩnh của các thí sinh đến từ Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Danh hiệu Hoa khôi thuộc về Nguyễn Ngọc Lan Hương, danh hiệu Á khôi 1 thuộc về Đặng Thùy Dung và Á khôi 2 là Nguyễn Thị Quỳnh Trang.
SVVN - Lê Khánh Chi đang là sinh viên năm 3, khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông, Trường Đại học Hòa Bình. Vừa qua, cô bạn đã xuất sắc vượt qua 300 thí sinh và giành chiến thắng trong “Chiến dịch video Cầu Vàng” do Ban Thư ký ASEAN và Chính phủ Nhật Bản đồng chủ trì.