Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đào Thị Hương Giang đang là sinh viên năm ba, chuyên ngành Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nữ sinh viên có giọng nói truyền cảm và đang sở hữu một chiếc podcast “chữa lành” đầy ấn tượng, có tên “Ở đây Văn một chút”.

Dừng lại để thấy “đam mê”

Hương Giang “bén duyên” với podcast từ một dự án học tập cùng các bạn trong khoa, tuy nhiên dự án nhanh chóng dừng lại sau khi hoàn thành “deadline”. “Khi hoàn thành xong bài tập “podcast”, các thành viên trong nhóm đều không có ý định tiếp tục phát triển nó, riêng mình cảm thấy rất yêu thích, nhưng lúc đó podcast được xây dựng với mục tiêu và định hướng chưa thực sự rõ ràng nên dù rất tiếc nuối, mình đành để podcast chìm dần vào quên lãng” - Hương Giang chia sẻ.

Trước đây ở trường học cũ, Hương Giang rất tích cực tham gia Câu lạc bộ MC với công việc yêu thích là thu âm các bài đọc, cuộc hội thoại ngắn và nhận được những phản hồi rất tích cực về giọng nói cũng như cách truyền tải thông điệp qua ngôn từ. “Tháng 11 năm 2022 mình gặp một số chuyện có tác động lớn đến cảm xúc nhưng lúc đó mình lại không muốn chia sẻ với người thân hay bạn bè. Mình đã ngồi nghĩ ngẩn ngơ về những điều còn tiếc nuối, mình nghĩ về việc chia sẻ câu chuyện của bản thân đến những người trẻ “lạ” mà biết đâu được họ thấy “quen” trong câu chuyện của người “lạ” là mình. Mình cần một phương tiện để kết nối, mình đã nghĩ đến podcast - điều mình tiếc nuối rất nhiều khi để “chiếc” dự án đầu tay dừng lại. Lúc đó trong đầu mình chỉ có suy nghĩ rằng “Đã là yêu thích tại sao không thử?”. Vì thế mình đã bắt tay vào làm podcast có tên “Ở đây Văn một chút”.

Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành' ảnh 1

Hương Giang yêu thích việc thu âm và nhận được những phản hồi rất tích cực về giọng nói cũng như cách truyền tải thông điệp qua ngôn từ.

Mỗi người cần có nhiều trạm dừng

Quyết định lập dự án podcast “Ở đây Văn một chút” của Hương Giang không chỉ xuất phát từ niềm yêu thích của bản thân mà còn từ những trải nghiệm của chặng đường học tập. Hương Giang thích văn học và ước mơ trở thành cô giáo dạy Văn. Trước khi là sinh viên Sư phạm, cô đã từng theo học tại Trường Đại học Tài chính Marketing trong Hồ Chí Minh theo định hướng của gia đình. Hơn một năm học tập trong Sài Gòn không làm “giấc mơ nghề giáo” của nữ sinh viên lụi tàn và cô đã có một quyết định dũng cảm: ra Bắc để thi lại đại học. Sau đó, Hương Giang đỗ vào khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tại đây, được học và tìm hiểu về vẻ đẹp của văn hoá, đất nước và con người Việt Nam khiến nữ sinh viên càng thêm mong muốn dùng “Ngữ Văn của riêng mình” để diễn tả vẻ đẹp ấy. “Cuối năm nhất, mình đã nhen nhóm suy nghĩ việc học văn bằng kép tại trường, tức học song song hai ngành, mình rất yêu Văn và việc dạy học, vì thế mình quyết định học thêm ngành thứ hai, đó là Sư phạm Ngữ Văn. Mình cho bản thân thêm cơ hội để phát triển và trải nghiệm dù có thể phải ra trường muộn một chút, ít thời gian hơn một chút.”

Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành' ảnh 2

Hương Giang rất yêu Văn và việc dạy học, vì thế cô quyết định học thêm ngành thứ hai, đó là Sư phạm Ngữ Văn.

Quá trình học tập tại khoa Sư phạm Ngữ Văn đã giúp Hương Giang phát triển được rất nhiều kỹ năng như ngôn ngữ, khả năng thuyết trình,... Đồng thời, nữ sinh viên còn làm thêm các công việc như gia sư, trợ giảng,... để rèn luyện kỹ năng sư phạm, cách giảng dạy và quản lý một lớp học, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông… “Mình nhớ mãi một lần sau khi thuyết trình xong bài giảng, giáo viên đã bảo mình rằng, “Giang sau này trước khi em ra trường đi làm giáo viên, nếu thật sự thích các công việc như MC, phát thanh thì hãy thử vì em sở hữu một chất giọng rất tốt”. Mình được truyền rất nhiều động lực sau câu nói ấy, đây cũng là một trong những lý do khiến mình đặt tên podcast là “Ở đây Văn một chút”. Văn học là tình yêu của mình”.

“Ở đây Văn một chút”

Podcast “Ở đây Văn một chút” lên sóng tập đầu tiên vào ngày 28/11/2022 với tựa đề “Podcast của Giang”. “Tập đầu tiên có thể nói là tập mở ra một hành trình lắng nghe và chữa lành mang tên mình, đặt tên như vậy để nhắc nhở bản thân cần có trách nhiệm với dự án này cũng như tạo một điểm tựa cho bất kỳ bạn nữ nào đang trong quá trình yêu thương và phát triển bản thân học cách đối diện và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất”, Hương Giang cho biết.

Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành' ảnh 3

“Ở đây Văn một chút” là chiếc podcast chữa lành mọi vấn đề theo cách nhẹ nhàng, bình yên nhất.

Theo Hương Giang, podcast được xây dựng hướng tới đối tượng chính là các bạn nữ, cũng chính là bản thân cô trong chặng đường trưởng thành và học cách tự chữa lành: “Mọi người nghĩ rằng chữa lành là một điều gì đó thật cao siêu và mơ hồ, nhưng theo mình thì không phải vậy. Chúng ta sống một cuộc đời với nhiều mối quan hệ và vô số vấn đề bất chợt ập đến. Mỗi vấn đề hoặc nhiều hoặc ít sẽ để lại những thương tổn bên trong tâm hồn và chúng ta đều tự chữa lành nó theo nhiều cách khác nhau. “Ở đây Văn một chút” là chiếc podcast chữa lành mọi vấn đề theo cách nhẹ nhàng, bình yên nhất nhằm đánh thức năng lượng tính nữ, hướng tới một hình mẫu cụ thể: người con gái dịu dàng, thanh lịch.”

Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành' ảnh 4

“Ở đây Văn một chút” là chiếc podcast chữa lành nhằm đánh thức năng lượng tính nữ, hướng tới một hình mẫu cụ thể: người con gái dịu dàng, thanh lịch.

Trong quá trình phát triển podcast, nữ sinh viên đã phải tập tành từng chút một từ những bước nhỏ nhất: “Mình đã trải qua cảm giác “khủng hoảng giai đoạn đầu” làm podcast. Đầu tiên về mặt nội dung, sau tập giới thiệu đầu tiên là tập một mang tên Chuyện Duyên lành, lúc đó mình bế tắc vô cùng, không biết phải viết gì, viết được rồi lại không thể thu nổi vì đó chính là câu chuyện của bản thân đem đi kể. Hôm đó thu xong mình đã khóc như mưa, nhưng hơn cả là bản thân mình đã đối diện được với vấn đề và học cách khắc phục nó… Tiếp đến về mặt kỹ thuật, mình phải mày mò từng chút, từ cách cầm điện thoại sao cho đúng để thu âm được tốt nhất, đến âm nhạc phù hợp để ghép vào rồi cách đăng lên nền tảng… Mình nhớ tập giới thiệu đầu tiên mình đã không dám chia sẻ cho mọi người vì không biết đã đăng đúng cách chưa, nội dung ổn không, có lỗi phát sinh gì chăng?... Cuối cùng phải nói đến không gian thu âm, mình ở ký túc xá phòng 8 người, mỗi lần thu âm là mỗi lần nhẹ nhàng hết mức và may mắn là các bạn cùng phòng cũng tạo điều kiện hết sức,... mình rất biết ơn vì điều đó”.

Cô nàng Sư phạm và chiếc podcast 'chữa lành' ảnh 5

Hy vọng rằng “Ở đây Văn một chút” sẽ là cơn gió chữa lành, góp phần nho nhỏ giúp mở ra góc nhìn mới cho các bạn nữ, tích cực - thay đổi và phát triển”.

Cho đến hiện tại podcast “Ở đây Văn một chút” của Hương Giang đã sản xuất được 8 tập, mỗi tập là một câu chuyện, một thông điệp gửi gắm với thời lượng chưa “đã cơn thèm nghe”, kéo dài khoảng từ 1 đến 3 phút. Lắng nghe podcast vào một ngày nhiều bộn bề, bỗng thấy trong tâm thật “lành”. “Mình đã đi một con đường hơi vòng vèo chút để chạm được đến đam mê và có trạm dừng đầu tiên là chiếc podcast này. Mình hy vọng rằng “Ở đây Văn một chút” sẽ là cơn gió chữa lành, góp phần nho nhỏ giúp mở ra góc nhìn mới cho các bạn nữ, tích cực - thay đổi và phát triển”, Hương Giang chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai H'mông được tuyển thẳng vào Học viện An ninh Nhân dân vì đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia

Chàng trai H'mông được tuyển thẳng vào Học viện An ninh Nhân dân vì đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia

SVVN - Sùng A Chua (sinh năm 2006) - người con của mảnh đất Nả Háng, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vừa được tuyển thẳng vào Học viện An ninh Nhân dân trước sự ngưỡng mộ và yêu quý của thầy cô bạn bè. Chua chính là minh chứng sống cho chân lý: Chỉ cần có một trái tim sắt đá, một ý chí kiên cường, nhất định bạn sẽ không bị bỏ lại!
Đam mê Nhảy và Marketing đưa nữ sinh chuyên Ngoại ngữ đến học bổng toàn phần

Đam mê Nhảy và Marketing đưa nữ sinh chuyên Ngoại ngữ đến học bổng toàn phần

SVVN - Kết hợp hài hoà hai đam mê nhảy và marketing, cựu CNNer Hạnh Trang đã tạo nên bộ hồ sơ ứng tuyển ấn tượng và chinh phục học bổng đại học trị giá hơn 1 tỷ đồng của RMIT. Cô theo đuổi ngành Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing) với ước mơ xây dựng nhiều chiến dịch truyền thông, quảng cáo kết hợp truyền thống – hiện đại và lan tỏa thông điệp tích cực cho xã hội.
Nam sinh Tài chính đa tài: Bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá tiềm năng của chính mình

Nam sinh Tài chính đa tài: Bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá tiềm năng của chính mình

SVVN - Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 2004) hiện là sinh viên năm 3, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp - Định hướng chứng chỉ ACCA tại Học viện Tài chính. Tuấn Dũng đã đạt nhiều thành tích nổi bật với GPA 3.63/4.0, học bổng Khuyến khích học tập loại Xuất sắc, học bổng ACCA Strategic Business Leader 2024, học bổng toàn phần “Fundamentals of Sustainability” từ ICAEW,... Không chỉ vậy, cậu còn là Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố, Đại sứ sinh viên của Samsung Việt Nam và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
Nam sinh nhiệt tình trong công tác tình nguyện, cứu trợ cho nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nam sinh nhiệt tình trong công tác tình nguyện, cứu trợ cho nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

SVVN - Đinh Chí Hào đang là sinh viên năm 4, Học viện Ngoại giao. Ngay sau khi nghe tin cơn bão Yagi càn quét miền Bắc, để lại hậu quả nặng nề, nam sinh đã nhanh chóng tới nhiều tỉnh, thành bị ảnh hưởng để tham gia công tác cứu trợ, bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang và Ninh Bình. Được biết, nam sinh cũng là một MC quen mặt của nhiều chương trình Phật giáo, đồng thời là nhà sáng lập của kênh “Anh HaHa làm khóa tu” và dự án tranh Phật giáo cho người trẻ mang tên “Họa Pháp”.
Nam Đảng viên xuất sắc trường Nhân văn là MC tài năng với ‘bộ sưu tập’ thành tích ấn tượng

Nam Đảng viên xuất sắc trường Nhân văn là MC tài năng với ‘bộ sưu tập’ thành tích ấn tượng

SVVN - Đào Xuân Việt (sinh năm 2004) là sinh viên năm 3, ngành Khoa học Quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Xuân Việt không chỉ đạt GPA ấn tượng 3.74/4.0 cùng hai năm liên tiếp nhận Học bổng Khuyến khích học tập, mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong vai trò MC khi chinh phục nhiều thành tích cao. Ngoài ra, Việt còn là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tích cực tham gia công tác Đoàn - Hội, góp phần thúc đẩy phong trào sinh viên và gắn kết cộng đồng.
Nam sinh tài năng của Học viện Cán bộ TP.HCM là đại biểu nhiều chương trình giao lưu quốc tế

Nam sinh tài năng của Học viện Cán bộ TP.HCM là đại biểu nhiều chương trình giao lưu quốc tế

SVVN - Thái Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm 2004) là sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM. Với thế mạnh tiếng Anh cùng một loạt thành tích học tập và hoạt động nổi bật, Đăng Khoa nhiều lần được chọn là đại diện Việt Nam góp mặt trong các chương trình giao lưu quốc tế. Mới đây nhất, chàng trai vinh dự là một trong 15 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 năm 2024.
Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

SVVN - Phan Dương Thục Quyên (sinh năm 2007) hiện theo học tại Oxford International College, Anh. Dù đang du học ở nước ngoài, Thục Quyên vẫn tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện tại Việt Nam. Từ niềm đam mê Hóa sinh, cô bạn mong muốn được vận dụng những hiểu biết của bản thân để đóng góp cho các dự án vì cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.